Tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine (trùng 2 tế bào): Khi ăn phải ký chủ của Gregarine như nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc… sẽ bị ấu trùng xâm nhập vào ruột, phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh và bám vào thành ruột. Khi mật độ Gregarine dày đặc sẽ làm tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho tôm nuôi.Gregarine trong ruột tôm
Khi chất lượng nước kém, mật độ Vibrio tăng cao, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm. Hầu hết các chủng Vibrio đều có khả năng gây bệnh, khi vào đường ruột, vi khuẩn phá hủy thành ruột gây viêm, gây hoại tử thành ruột có màu vàng hoặc trắng, tôm không ăn được dẫn đến trống ruột, đứt khúc và tôm có biểu hiện bệnh phân trắng. Bệnh gây hậu quả làm giảm năng suất nuôi, do Gregarine đã làm cho tôm sinh trưởng chậm.
Cấu tạo Gregarine
Gregarine thuộc lớp trùng 2 tế bào: Eugregarinida Gregarine thường ký sinh ở gan tụy và ruột tôm, có vật chủ trung gian là động vật thân mềm và động vật chân đốt. Gregarine ký sinh ở tôm thẻ có ít nhất 3 giống: Nematopsis spp, Cephalolobus spp, Paraophiodina spp.
Tế bào phía trước (Protomerite – P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước (Epimerite – E) là cơ quan bám của ký sinh trùng và tế bào phía sau (Deutomerite – D).
Gregarine trong phân tôm- ruột tôm
Tôm thường nhiễm Gregarine ở giai đoạn từ 30-50 ngày sau khi thả giống ở những ao nuôi mật độ cao, lúc trời nắng nóng và đáy ao dơ.
Các biện pháp phòng tôm nhiễm Gregarine:
- Loại bỏ vật chủ trung gian trước khi thả tôm.
- Lọc nước qua các túi lọc mắt lưới siêu mịn loại bỏ ấu trùng nhuyễn thể và xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn trước khi thả nuôi.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) vi bào tử trùng được phát hiện nhiễm ở tế bào biểu mô của ống gan tụy tôm.
Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)(Nguồn: Internet)
EHP là dạng ký sinh nội bào bắt buộc, sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ ở gan tụy làm tôm chậm lớn do không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác. EHP nhiễm ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Tôm nhiễm EHP không có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng, nhưng liên quan đến hiện tượng chậm lớn và phân cỡ ở tôm sau 1 – 2 tháng thả nuôi, kích cỡ của tôm nhiễm EHP chỉ bằng ½ kích cỡ của tôm không nhiễm EHP bệnh với cùng thời gian nuôi. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả EHP ở tôm, các biện pháp phòng EHP nhiễm vào tôm và ao nuôi được khuyến cáo như sau:
- Khử trùng các dụng cụ thiết bị tại trại nuôi
- Chọn tôm giống sạch bệnh, không nhiễm EHP bằng xét nghiệm PCR
- Chuẩn bị đáy ao thật kỹ, loại bỏ chất hữu cơ tích lũy ở đáy ao và xử lý bằng vôi nóng (CaO) để pH đạt khoảng 12 nhằm làm chết bào tử EHP.
- Vermiform
Bên cạnh những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng cho tôm thẻ chân trắng hiện nay như vi khuẩn, ký sinh trùng, môi trường ao nuôi ô nhiễm… Vermiform là một trong những tác nhân gây ra Bệnh phân trắng/Hội chứng phân trắng (White Feces Syndrome) trên tôm. Vermiform có hình giống nang bào tử hay hình dạng tương tự như ký sinh trùng Gregarine thấy trong gan ruột, nên thường chẩn đoán nhầm.
Vermiform không di động, không mang bất kì cấu trúc tế bào hay tiền tế bào, không có nhân tế bào và các nội quan như ty thể, nhân, mạng lưới nội bào và ribisome, cơ thể gần như trong suốt và được bao bọc bởi một lớp màng lớp màng ngoài mỏng cùng với một phức hợp màng dày với nhiều lớp phức tạp và không giống với màng sinh chất hay lớp màng ngoài của bất kỳ loài trùng hai tế nào hoặc các sinh vật đơn, đa bào đã được biết đến.
Nguyên nhân dẫn đến hình thành Vermiform hiện chưa rõ, nhưng sự hình thành Vermiform do mất vi nhung mao và sự ly giải tế bào sau đó, cho thấy đây là một quá trình bệnh lý (Sriurairatana &). Quá trình bong tróc, chuyển dạng và cuộn lại của các vi nhung mao (microvilli) của tế bào mô ống gan tụy (Aggregated Transformed Microvilli – ATM) sẽ tạo thành Vermiform. Quá trình ATM này có tác động xấu đến sức tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Cho đến nay chưa có phương pháp phòng và trị vermiform ở tôm được công bố.
(Nguồn hình ảnh: Internet)
Ảnh hưởng của vermiform lên tôm
Tôm nhiễm Vermiform không có biểu hiện bệnh lý đặc trưng kể cả khi xuất hiện với số lượng lớn. Sự hiện diện của vermiform trong gan tụy và ruột được cho là làm tôm giảm ăn, chậm lớn và có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm (Sriurairatana et al., 2014). Khi có sự hiện diện của Vermiform ở cường độ cao sẽ dẫn đến việc hình thành những chuỗi phân màu trắng trong ruột tôm và thải ra môi trường. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh của vermiform vẫn chưa được xác định. Sự xuất hiện Vermiform ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của tôm nuôi. Đồng thời, làm giảm tỷ lệ sống, tôm phát triển chậm, dễ nhiễm các mầm bệnh cơ hội như vi khuẩn, virus…
Trường hợp nghiêm trọng, Vermiform với số lượng nhiều có thể dẫn đến hình thành các chuỗi phân trắng, kết hợp với các tác nhân cơ hội gây ra bệnh phân trắng trên tôm (Hội chứng phân trắng – White Feces Syndrome – WFS).
Cách phòng ngừa vermiform
Vermiform có thể được phát hiện bằng cách soi tươi mẫu gan tụy và ruột tôm dưới kính hiển vi, để sớm phát hiện nên kiểm tra mẫu tôm định kỳ. Cần kết hợp đánh giá tình trạng gan, ruột, mật độ, hình dạng vermiform để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Vì Vermiform không phải là ký sinh trùng nên hạn chế xổ bằng các hóa chất chuyên trị ký sinh trùng.
Việc áp dụng an toàn sinh học cho farm nuôi là hết sức cần thiết.
- Chọn tôm giống chất lượng sạch bệnh.
- Làm hàng rào, lưới ngăn ngừa các nguy cơ mang bệnh như cua còng, chim cò…
- Diệt ốc nhuyễn thể, sò vẹm.
- Sát trùng ao chứa, ao lắng.
- Quản lý môi trường ao nuôi bằng qui trình vi sinh giúp nước sạch, đáy sạch, giảm nhớt bạt…
- Thường xuyên trộn thuốc bổ, thức ăn bổ sung cho tôm.
Nguồn: Sunjin – Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản AIC
Nhãn