Tin tức, sự kiện nổi bật
Sau nhiều cố gắng và nổ lực, Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC trực thuộc công ty TNHH Sunjin Vina đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. ISO 17025 là tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) dưới sự điều phối của Ủy ban Đánh giá Sự phù hợp ISO (CASCO), thiết lập các yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Công ty TNHH Sunjin Vina là một trong số ít các công ty thức ăn thủy sản trên thị trường có phòng lab được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 trong lĩnh vực thử nghiệm sinh học, chuyên về xét nghiệm phát hiện vi bào tử trùng gây bệnh còi (EHP) trên tôm.
Hình: Chứng chỉ và quyết định công nhận Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017
Tháng 1/2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 79%
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ước tính giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1 năm 2024 đạt 5,15 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 36 triệu USD, tăng 3,5%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 730 triệu USD, tăng 60,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2024. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,8% và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,4%.
Riêng về xuất khẩu thủy sản, trong tháng 1 các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực là tôm đạt 220 triệu USD, tăng ơn 50% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là cá tra đạt 130 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn tháng 1 năm 2024
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNT
Đây có thể xem là một tính hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong năm mới. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã chạm đáy nhưng phục hồi khá chậm. Lạm phát tăng cao tại các thị trường chính khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Sản lượng tôm toàn cầu tăng, sản xuất và xuất khẩu tôm của Ecuador tăng trưởng bùng nổ, gây dư cung và giá tôm thế giới giảm mạnh. Bên cạnh đó, chiến tranh Nga-Ukraine vẫn kéo dài, xung đột Israel – Hamas đang tiếp diễn, căng thẳng Biển Đỏ khiến cước vận tải biển tăng. Con tôm Việt vẫn phải tiếp tục cạnh tranh khốc liệt với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung, giá tôm thế giới chưa thể phục hồi nhanh do tồn kho còn nhiều. Trong khi đó, chi phí nuôi tôm lại cao và dịch bệnh trên tôm nuôi chưa kiểm soát. Đây là những thách thức đặt ra cho ngành tôm Việt Nam năm 2024. Trên chặng đường vượt khó, ngành tôm cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp được xác định đó là đẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng và tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi. So với Ecuador, giá thành nuôi thấp, diện tích nuôi lớn, tập trung, tỷ lệ thành công cao lên tới trên 80%. Tôm nuôi của Việt Nam có tỷ lệ thành công không cao, chất lượng giống thấp, giá thành sản xuất cao hơn từ 20-35% so với Ecuador. Một mấu chốt quan trọng của tôm nuôi là vấn đề giống. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đạt chất lượng, giảm giá thành sản xuất, tổ chức VASEP đã có kiến nghị với Bộ NN&PTNT tăng cường kiểm soát chất lượng con giống tôm nuôi, đảm bảo không có con giống kém chất lượng, dịch bệnh ra thị trường.
Nắm bắt cơ hội, nhưng thách thức không ít, ngành tôm cần sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa phương, các mắt xích trong toàn chuỗi. Ngành chế biến phải không ngừng tiếp cận xu thế người tiêu dùng, thị trường để có sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhất. Ngành nuôi cần có sự căn cơ hơn, tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn nhằm có nền tảng quy hoạch tổng thể khu nuôi mang tính khoa học, hợp lý cũng như thuận lợi trong việc đầu tư trang bị các thành quả kho học kỹ thuật để nâng cao tính chủ động, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất. Với sự cạnh tranh mạnh từ các nước sản xuất đối thủ, hiện tại ngành tôm nên tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn để chất lượng và giá thành ổn định, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt.
Nhãn
Tin tức liên quan
23 tháng 12 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E12-12/2024
03 tháng 12 2024