Hai tháng đầu năm 2024 xuất khẩu tôm phục hồi mạnh mẽ
Xuất khẩu thủy sản tháng 2/2024 ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức sụt giảm này vẫn là con số tích cực vì tháng 2 năm nay có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 1 đầu năm, xuất khẩu thủy sản đã tăng bứt phá 64% so với cùng kỳ năm 2023 (nếu bỏ yếu tố Tết Nguyên đán trùng vào tháng 1 năm ngoái thì xuất khẩu vẫn tăng 25 -26%). Sang tháng 2, dù rơi vào Tết Nguyên đán, xuất khẩu vẫn tiếp tục phục hồi và phát triển. Riêng về xuất khẩu tôm, sau 2 tháng đầu năm đã đạt 459 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Sunjin Aqua Marketing
Xuất khẩu tôm ghi nhận tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia. Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu đang hồi phục tốt, trong khi nước xuất khẩu cạnh tranh là Ecuador đang bị cảnh báo bởi tôm có chất sulfit và vấn đề cước vận tải tăng do căng thẳng Biển Đỏ cũng khiến cho nhập khẩu tôm Ecuador vào Trung Quốc sụt giảm. Tuy nhiên, Ecuador lại tập trung nhiều hơn vào thị trường Mỹ và EU, do vậy áp lực cạnh tranh lại lớn hơn tại những thị trường này. Cụ thể, theo Vasep, xuất khẩu của Ecuador trong tháng 1 năm 2024 đạt 89.211 tấn, thấp hơn 6% so với tháng 1 năm 2023. Giá trị xuất khẩu giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 432 triệu USD. Trong khi xuất khẩu của Ecuador sang Trung Quốc giảm 14% thì xuất khẩu của Ecuador sang hai thị trường lớn khác là Mỹ và EU lại tăng lần lượt 4% và 3%. Xuất khẩu sang các điểm đến nhỏ hơn thậm chí còn tăng trưởng nhiều hơn. Ví dụ: ‘Châu Á khác’ với mức tăng trưởng 21%, ‘Châu Âu khác’ với mức tăng trưởng 11% và ‘Châu Mỹ Latinh’ với mức tăng trưởng 27%.
Có thể nói, xuất khẩu tôm Việt đang dần phục hồi và trở lại đường đua với nhiều lợi thế đặc biệt là lợi thế từ các dòng sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng, đang chiếm 40– 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế – chính trị đầy biến động như hiện nay, tình hình thị trường sẽ rất khó dự đoán. Vì vậy, việc kết nối tất cả các khâu từ người nuôi tôm đến doanh nghiệp để tạo nên một chuỗi ngành tôm bền vững là điều cần thiết để ứng phó với các biến động thị trường từ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc nhanh chóng cập nhật và nắm bắt xu hướng, thông tin thị trường, kỹ thuật mới… cũng quan trọng không kém. Người nuôi cần thay đổi cách làm, tìm hướng đi mới để nhanh chóng thích nghi với tình hình mới mới có thể tiếp tục phát triển.
Nhãn
Tin tức liên quan
17 tháng 10 2024
CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐẾN THAM QUAN NHÀ MÁY SUNJIN TIỀN GIANG 🎉
16 tháng 10 2024
💥 SUNJIN DREAM CAMP 2024 – DREAM BIG, DO BIG 💥
16 tháng 10 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E10-10/2024
08 tháng 10 2024