Xuất khẩu tôm đạt 3,6 tỷ USD, tăng 22%

Sản lượng thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 864,8 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá ước đạt 598,6 nghìn tấn, tăng 2,8%; tôm ước đạt 144,0 nghìn tấn, tăng 6,9%; thủy sản khác ước đạt 122,2 nghìn tấn, tăng 2,6%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Mười Một ước đạt 576,9 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cá đạt 382,5 nghìn tấn, tăng 3,9%; tôm đạt 130,7 nghìn tấn, tăng 7,7%.

Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 11 năm 2024

Sản lượng thủy sản 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023

Sản lượng tôm tháng mười một tăng so với cùng kỳ năm trước do giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng nên người nuôi đẩy mạnh thu hoạch. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 96,0 nghìn tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú ước đạt 26,1nghìn tấn, tăng 5,7%.

Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing

Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số. Xuất khẩu tôm cho thấy tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường. Xuất khẩu sang Mỹ và EU đều ghi nhận sự tăng trưởng ổn định. Trung Quốc đang có những chính sách thúc đẩy tiêu dùng, có thể giúp gia tăng nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Tháng 11/2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc & HK và EU vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng 1 con số. Tháng 11/2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 55 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 11 tháng, xuất khẩu sang thị trường này, đạt 702 triệu USD, tăng 10%. Giá tôm bán buôn tại Hoa Kỳ chứng kiến mức tăng rộng trong tuần thứ 2 của tháng 12. Giá tăng có thể do lo ngại về việc vận chuyển và chi phí nói chung cao hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nhu cầu mua sắm và tiêu thụ trong kỳ nghỉ tại Mỹ được dự kiến tăng trưởng tích cực.

Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing

Tính tới tháng 11/2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc & HK ghi nhận mức tăng trưởng tốt 34% đạt 761 triệu USD. Nhu cầu tiêu thụ tôm phục vụ Tết Nguyên đán làm tăng nhập khẩu tôm của thị trường này, khiến thị trường này vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trong 11 tháng đầu năm nay.

Giá tôm xuất khẩu có dấu hiệu tăng, đặc biệt là tôm chân trắng, giúp cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá nguyên liệu tôm cũng đang ở mức tích cực, điều này sẽ hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm tôm chế biến đang có sự phát triển mạnh mẽ, là tín hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản phẩm giá trị gia tăng.

Giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tôm cỡ 50 con/kg, với mức 150.000 – 155.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất của tôm loại này kể từ cuối năm 2021. Các loại tôm cỡ 100 con/kg cũng có mức giá ổn định, dao động từ 85.000 đến 90.000 đồng/kg.

Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing

Không chỉ tôm chân trắng, giá tôm sú cũng ghi nhận sự tăng mạnh từ đầu tháng 10, đặc biệt là các cỡ lớn, với mức giá tương đương mức giá của đầu năm 2024. Tuy nhiên, do nguồn cung tôm lớn bị hạn chế, các nhà máy chế biến tôm đã chuyển trọng tâm sang các loại tôm cỡ nhỏ hơn, đẩy giá các loại tôm này lên cao.

Theo ông Lực, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý I năm sau. Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến sụt giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.