1.Tác nhân

Bệnh hoại tử cơ là một bệnh truyền nhiễm do tác nhân virus gây ra (Infectious myonecrosis virus – IMNV) có vật chất di truyền là ARN mạch đôi, với kích thước 7.560bp, cấu trúc không có lớp màng bao. Phân tích phát sinh loài dựa vào gen RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) đã phân loại IMNV vào họ Totiviridae, giống Giardiavirus.

Đốt cơ bị trắng đục và hoại tử do (IMNV) Nguồn internet

2.Triệu Chứng

Tôm nhiễm bệnh được đặc trưng bởi các cơ trắng dọc theo bụng và vùng đuôi. Tôm bị nhiễm bệnh thường sẽ tấp mép của ao và được đặc trưng bởi sự khởi đầu của màu trắng như bông ở đoạn thứ 3.

Tôm thẻ chân trắng được ghi nhận là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây tỉ lệ chết cao, thường gây tỉ lệ chết khoảng từ 40 cho đến 70%, trong các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có xảy ra dịch bệnh thì tỉ lệ chết do IMNV có thể lên đến 100%.

Bệnh hoại tử cơ với tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm hay các hoạt động có thể gây sốc cho tôm ví dụ chài tôm, độ mặn hay nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột… Một số tôm bệnh chết do IMNV vẫn ở trạng thái no với ruột đầy thức ăn, đó là do tôm vừa được cho ăn no ngay trước thời điểm xuất hiện của các nhân tố gây sốc.

Ở giai đoạn cấp tính, tôm bệnh hoại tử cơ thường có các dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng và cơ đuôi trắng đục, do vậy có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này.

Bệnh hoại tử cơ IMNV trên tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học tương tự với bệnh trắng đuôi trên tôm biển gây ra bởi một loài vius khác có tên là Penaeus vannamei novavirus – PvNV (Bệnh hư hại cơ.) Do vậy, cần lưu ý đặc điểm này trong quá trình chẩn đoán bệnh, người nuôi cần lưu ý trong một số trường hợp, tôm bị stress do yếu tố môi trường hoặc tôm bị bệnh trắng đuôi cũng thể hiện dấu hiệu bệnh lý tương tự. Khi tôm có những triệu chứng trên người nuôi cần thực hiện chẩn đoán để xác định tôm có mắc bệnh hoại tử cơ hay không.

Tôm bệnh có biểu hiện đục, trắng và biến màu của một số phần bụng (mũi tên).

– Triệu chứng: Tôm nhiễm bệnh cho thấy các dấu hiệu thương tổn màu sắc, đục trong cơ đuôi. Bộ gen PvNV được chia làm bao gồm 2 đoạn: RNA1 (3111 bp) và RNA2 (1183 bp). Phân tích di truyền dựa trên trình tự axit amin của RdRp cho thấy PvNV là một thành viên của chi Alphanodavirus và liên quan chặt chẽ đến Macrobrachium rosenbergii nodavirus (MrNV).

Tôm bị hoại tử cơ do IMNV có vùng đuôi và cơ đỏ bị hoạt tử

Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn ấu niên, tiền trưởng thành là thường nhạy cảm nhất với IMNV. Trong đó, cơ quan đích của IMNV được ghi nhận là cơ vân, mô liên kết, tế bào máu, và cơ quan bạch huyết. Do vậy, đây là một trong những cơ quan được sử dụng cho các qui trình chẩn đoán bệnh. Trường hợp tôm nhiễm IMNV mãn tính, cơ quan bạch huyết được ưu tiên dùng để phân lập IMNV. Chân bơi là cơ quan được khuyến cáo nên dùng cho quá trình phát hiện IMNV trên tôm bố mẹ.

Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV). (a) Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử, IMNV nhiễm tự nhiên trên tôm thẻ chân trắng ở Brazil; (b) (c) dấu hiệu bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng; (d) kích thước của cơ quan bạch huyết của tôm nhiễm IMNV tăng gấp 2-4 lần so với kích thước thông thường (đánh dấu trong vòng tròn). Nguồn: Lightner, 2011.

 * Bệnh trắng cơ (WMD)

– Tác nhân: Vi khuẩn Lactococcus garvieae

Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên liên quan đến bệnh này là tôm kém ăn (nguyên nhân do thiếu khoáng chất trong nước, thức ăn chất lượng kém), bơi lờ đờ trong 5 ngày đầu tiên nhiễm bệnh và kết quả là tử vong chậm.  Bệnh sẽ dần dần phá huỷ tổ chức cơ bụng của tôm đặc biệt là các đốt cơ cuối cùng và dẫn đến tử vong.

* Bệnh trắng đuôi vi khuẩn (BWTD)

– Tác nhân: Vibrio harveyi (dòng HLB0905) không phát quang và có độc lực cao.

Dấu hiệu bệnh của tôm bị trắng đuôi do Vi khuẩn:
(A) Cơ trắng ở đuôi (mũi tên đen): (B) Các dấu hiệu của tôm L.vannamei bị nhiễm khuẩn V. harveyi HLB0905. So với tôm bình thường (mũi tên dưới màu trắng).

– Triệu chứng: Điển hình cho bệnh này là dấu hiệu “đuôi trắng” trên tôm. Nó có thể gây tử vong hàng loạt cho tôm bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian ngắn với liều lượng thấp. Trong khi đó, phân tích mô bệnh học và kính hiển vi điện tử cho thấy dòng Vibrio harveyi HLB0905 có thể gây tổn thương tế bào sợi nghiêm trọng và hoại tử cơ vân bằng cách tích tụ trong cơ đuôi của tôm L. vannamei, khiến tôm bị bệnh có biểu hiện các tổn thương trắng hoặc đục ở đuôi.

3. Biện pháp phòng ngừa:

Bệnh hoại tử cơ –IMNV thường xuất hiện giai đoạn tôm thẻ trên 45 ngày tuổi, hiện tượng ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ này, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ khá cao. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc trị, chỉ phòng ngừa là chính.

Sàng lọc và thả tôm giống không nhiễm IMNV được xem là giải pháp phòng bệnh trong các ao nuôi tôm thịt. Trường hợp ao nuôi thịt vừa xuất hiện vài con tôm chết với dấu hiệu của bệnh hoại tử cơ, tránh gây biến động môi trường. Chú trọng đến nhiệt độ, độ mặn, pH. Tăng cường sục khí. Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho tôm ăn. Và diệt khuẩn định kỳ, khử trùng nước vào ao giảm lây lan IMNV trường hợp bệnh xảy ra với tỉ lệ chết cao, cần được xử lý với chorin 30 ppm trong vài ngày.

Nguồn: Sunjin – Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản AIC