Cùng với thức ăn, chế độ cho ăn tối ưu và quản lý kỹ thuật chăn nuôi đúng đắn, quản lý vi sinh vật trong ao nuôi là một phần không thể thiếu trong sản xuất cá và tôm chất lượng cao. Sử dụng vi sinh trong nuôi tôm trên thị trường có rất nhiều chủng loại với nhiều thương hiệu khác nhau.
Tuy nhiên, thời điểm sử dụng vi sinh đạt hiệu quả tối ưu tùy vào mục đích sử dụng cần dùng đúng thời điểm, đúng mục đích để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất. Thời điểm sử dụng vi sinh tùy mục đích sử dụng
Lợi ích khi sử dụng vi sinh trong ao nuôi tôm:
* Cải thiện chất lượng nước
Vi sinh cải thiện chất lượng nước, kiểm soát mức độ ô nhiễm trong ao tôm: phân hủy nhanh các chất cặn bã hữu cơ, giảm chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế khí độc, các chất ô nhiễm khác và ức chế vi khuẩn gây hại trong ao tôm.
– Dùng vi sinh gây màu nước, kích thích tảo có lợi phát triển như: tảo khuê, tảo lục, … Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho tôm phát triển. Và hạn chế tảo có hại phát triển như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, …
Chất lượng nước ao nuôi ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm.
Thời gian tạt vi sinh tốt nhất tuỳ theo mục đích sử dụng:
Vi sinh được tạt vào môi trường nước ao nuôi với từng thời điểm khác nhau mang lại công dụng khác nhau. Chính vì thế, chọn thời điểm tạt vi sinh thích hợp với nhu cầu ao nuôi là thời điểm hiệu quả nhất.
*Dùng vi sinh để xử lý môi trường nước
Khi sử dụng vi sinh để xử lý bùn đáy, nhớt bạt, chất hữu cơ, khử mùi hôi, khử mùi thối chất hữu cơ và tăng tốc độ mùn hóa nên tạt vi sinh vào thời điểm ban ngày từ 8h00- 17h00 khi trời trong. Pha vi sinh với nước sạch, để thoáng từ 1-2h để vi sinh kích hoạt, sau đó tạt đều bề mặt ao hoặc tạt ngay vị trí quạt để vi sinh được phân tán đều khắp ao.
*Dùng vi sinh để giảm khí độc: NH3, NO2, …
Sử dụng vi sinh để giảm khí độc thì nên dùng vào lúc nước trong ao có nồng độ Oxy cao nhất (>4mg/L), vì các chủng vi sinh xử lý khí độc sử dụng rất nhiều oxy để thực hiện quá trình Nitrat hóa NH3, NO2. Thời điểm thích hợp ban sáng là từ 9h00 – 11h00, chiều từ 15h00-17h00. Thường sẽ sử dụng vi sinh xử lý đáy và khí độc kết hợp để hiệu quả nhanh. Men vi sinh xử lý đáy sẽ oxy hóa lớp bùn đáy tích tụ là nguyên nhân hình thành khí độc. Có nhiều chủng vi sinh giảm được khí độc. Tuy nhiên, khi sử dụng chủng vi khuẩn tự dưỡng (Nitro) nên lưu ý chủng này có thể chuyển từ NH3→NO2 nhanh nhưng từ NO2 →NO3 thì rất chậm. Vì vậy, để xử lý khí độc an toàn nên sử dụng chủng vi sinh dị dưỡng (Bacillus).
*Dùng vi sinh để cắt tảo trong ao tôm
Kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi dùng vi sinh tạt vào buổi tối (21h00-22h00), liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất tránh bị sụp tảo, trong nước.
Dùng vi sinh cắt tảo hiệu quả từ từ nhưng an toàn hơn dung hóa chất cắt tảo
Xử lý mùi hôi thối dùng vi sinh tạt trực tiếp lên bề mặt các nơi sinh ra mùi hôi thối.
* Hỗ trợ sức khỏe tôm: Vi sinh hỗ trợ đường ruột, men tiêu hóa cho tôm, cân bằng hệ men đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, và ngăn vi khuẩn gây bệnh phát triển và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho tôm. Giúp đường ruột tôm hấp thụ nhanh thức ăn, mau lớn, đồng đều kích cỡ nên dùng vi sinh đường ruột hay men tiêu hóa trộn cho ăn hàng ngày. Hoặc ủ vi sinh (nuôi sinh khối) kết hợp tỏi, nấm đông trùng, rượu, … Giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều môi trường bất lợi; tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn; kích thích sinh sản; tiêu diệt các vi sinh vật có hại; hạn chế ô nhiễm môi trường.
Dùng vi sinh một cách hiệu quả, đúng mục đích ao nuôi tôm đang cần, giúp tiết kiệm chi phí, giúp tôm tăng trưởng, phát triển tốt
Lưu ý khi sử dụng men vi sinh
Không sử dụng men vi sinh đồng thời với kháng sinh hoặc hóa chất diệt khuẩn, thay nước sẽ giảm hiệu quả sử dụng vi sinh. Nên sử dụng đúng liều lượng theo nhà sản xuất.
Vi sinh dạng bột nên hòa tan với nước và sục khí mạnh 2 – 4 giờ trước khi sử dụng để gia tăng sinh khối. Vi sinh dạng nước tạt trực tiếp hoặc ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng.
Dùng vi sinh tạt định kỳ để duy trì mật độ thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và ngăn mầm bệnh tiềm ẩn trong ao nuôi phát triển.
Phải đảm bảo lượng ô-xy hòa tan đầy đủ cho vi khuẩn hiếu khí (Bacillus) phát triển và vi sinh xử lý khí độc để thực hiện quá trình Nitrat hóa NH3, NO2. Hạn chế pH dao động → hiệu quả sử dụng vi sinh giảm thấp. Độ mặn quá cao → gây chết hoặc ức chế vi sinh sinh trưởng và phát triển. Thời tiết ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của tảo và màu nước → ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vi sinh.
Thời gian sử dụng vi sinh tốt nhất là khoảng 8 – 11 giờ sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng ô-xy hòa tan cao; liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ, định kỳ 7 – 15 ngày/lần để đạt hiệu quả cao. Từ giữa đến cuối vụ 5 – 7 ngày/lần.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC (Sunjin)
Nhãn
Tin tức liên quan
12 tháng 11 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E11-11/2024
17 tháng 10 2024
CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐẾN THAM QUAN NHÀ MÁY SUNJIN TIỀN GIANG 🎉
16 tháng 10 2024
💥 SUNJIN DREAM CAMP 2024 – DREAM BIG, DO BIG 💥
16 tháng 10 2024