Ngành tôm Việt trong bối cảnh kinh tế mới

Xuất khẩu thủy sản của cả nước tính tới hết quý I/2024 ước đạt gần 2 tỷ USD, cao hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3/2024, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 770 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023. Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc – Hong Kong là top 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong đó, xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD, xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc – Hong Kong tăng 15%. Riêng về tôm, tháng 3 này xuất khẩu đạt 276 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Sunjin Aqua Marketing

            Kết quả hoạt động ngành tôm ở quý 1/2024 tuy đã có tín hiệu lạc quan, kim ngạch xuất khẩu trong quý 1 tăng 22% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp (CVD) là 2,84%. Mức thuế này thấp hơn so mức thuế tương ứng cho ngành tôm Ấn Độ và Ecuador nhưng lại là lực cản không nhỏ, vì lâm vào vụ kiện tranh chấp thương mại ở Hoa Kỳ là vướng vào một tình huống phức tạp và khả năng kéo dài. Sự canh tranh từ các cường quốc nuôi tôm như Ecuador và Ấn Độ, hay Indonesia khi không bị áp thuế CVD. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn các khó khăn nội tại trong tình hình kinh tế đầy biến động và khó lường hiện tại. Giá thành sản xuất tôm Việt vẫn luôn cao do tỷ lệ nuôi thành công thấp dẫn đến giá tôm xuất khẩu cao, giảm khả năng cạnh tranh trên trường thế giới. Nguyên nhân là chất lượng tôm giống, là quy trình nuôi, quy mô nuôi nhỏ lẻ đầy bất lợi, người nuôi thiếu vốn trầm trọng, nuôi tự phát phá vỡ quy hoạch khiến thủy lợi và các nền tảng hạ tầng khác không kịp thời đáp ứng khiến các ao nuôi không đủ nước sạch nuôi thậm chí các cơ sở nuôi còn gây nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh chéo cho nhau. Và mới đây nhất là con tôm giống đứng trước thách thức nhiễm khuẩn mới (TPD) chưa có phác đồ phòng chống hiệu quả.

Quá nhiều khó khăn, thách thức, muốn giải quyết cần có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các bên. Không thể chỉ đơn phương một bên nào có thể đứng ra giải quyết, quan trọng hơn vẫn là người nuôi tôm nên hiểu rõ những thách thức phải đối mặt từ đó thay đổi cách làm, cách để nuôi con tôm bởi vì những hộ nuôi nhỏ lẻ luôn là phía phải gánh chịu thiệt hại nhiều hơn. Bên cạnh những thách thức đó, chúng ta vẫn có những điểm sáng từ thị trường. Như Trung Quốc đang siết chặt kiểm tra tôm NK từ Ecuador, khiến cho nguồn cung từ nước này giảm, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ cũng đang tăng, XK sang Nhật Bản cũng có tín hiệu tích cực.