Xuất khẩu tôm bảo toàn đà tăng trong 4 tháng đầu năm nay
Chuyên mục kỹ thuật – Đốm đen trên tôm nuôi và biện pháp phòng ngừa

TIN TỨC SUNJIN

Số E05 – 05/2022

Xuất khẩu tôm bảo toàn đà tăng trong 4 tháng đầu năm nay

Xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam tháng 4/2022 đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn hình ảnh: Sunjin Aqua – Marketing

Biểu đồ giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam 2020 – 2022

Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó. 

Nguồn: VASEP

Xuất khẩu tôm Việt Nam từ tháng 1 – Tháng 4/2017- 2022

XK tôm vẫn giữ ổn định tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm nay nhờ nhu cầu thị trường cao và giá XK tốt. Nhu cầu tại các thị trường hồi phục sau giai đoạn căng thẳng nhất của dịch bệnh COVID-19, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Xung đột Nga và Ukraine góp phần làm xáo trộn nguồn cung thủy sản trong đó có tôm trên toàn cầu.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp XK tôm của Việt Nam đã lên kế hoạch sản xuất, tận dụng cơ hội từ thị trường. Theo nhận được của một số DN, nhu cầu cũng như sự quan tâm của khách hàng quốc tế đối với tôm Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng tăng lên rõ rệt, thể hiện qua các hội chợ thủy sản quốc tế như Hội chợ Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ diễn ra vào tháng 3/2022 và Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu diễn ra vào cuối tháng 4/2022. Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 291 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt trong cả 4 tháng đầu năm. Thị trường này cần nguồn thực phẩm cung ứng cho mùa hè và nguồn hàng dự trữ cho mùa thu. Tôm là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ nhờ dễ chế biến tại nhà và được ưa chuộng trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Mức tiêu thụ tôm trung bình của người Mỹ đạt khoảng 5 pao/người trong năm 2020. Tuy nhiên lạm phát tại Mỹ tăng cao, tồn kho nhiều sau khi nhập số lượng lớn những tháng đầu năm, có thể khiến nhập khẩu (NK) tôm của Mỹ trong tháng 4 và 5 chững lại. Trong tháng 3/2022, Mỹ nhập khẩu 76.626 tấn tôm, trị giá trên 729 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 39% về giá trị so với tháng 3/2021. Giá trung bình NK tôm vào Mỹ trong tháng 3/2022 đạt 9,52 USD/kg, tăng so với 8,36 USD/kg của tháng 3/2021. Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam. Tháng 4, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh 128% đạt 81 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ.COVID bùng phát mạnh tại Trung Quốc và chính sách “zero COVID” khiến cho xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều ách tắc. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung tôm cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.

Do vậy, XK tôm Việt Nam sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng bất chấp những thách thức trên. Dự kiến, XK tôm sang Trung Quốc các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.Tuy kết quả xuất khẩu đạt khá, nhưng thời tiết bất thường làm ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nguyên liệu, chi phí đầu vào như xăng dầu, vật tư sản xuất, tôm giống liên tục tăng, làm bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Quý II năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm dự báo tiếp tục tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,2 tỷ USD.

Nguồn: VASEP

Chuyên mục kỹ thuật – Đốm đen trên tôm nuôi và biện pháp phòng ngừa

Đốm đen (tôm bị ghẻ) thường xảy ra vào giai đoạn tôm từ 25-45 ngày tuổi, đặc biệt là thời điểm sắp thu hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá cả tôm nuôi. Vào lúc thời tiết chuyển mùa như hiện nay người nuôi cần hạn chế vấn đề Đốm đen xuất hiện trên ao nuôi như sau:

  1. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 

Đốm đen trên tôm nuôi thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là mùa mưa các vùng nuôi có độ mặn thấp. Ngoài ra còn có những nguyên nhân sau đây:

  • Mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao tăng cao ( >102 CFU/ml).
  • Khí độc trong ao nuôi NH3, NO2 cao.
  • Chu kì lột xác của tôm kéo dài trong tình trạng thiếu khoáng và kiềm trong ao nuôi thấp mg/l.
  • Ao nuôi đã từng xảy ra vấn đề Đốm đen kèm theo nấm trong ao đã tồn tại từ vụ trước nhưng chưa được xử lí triệt để.
  1. Dấu hiệu bệnh lý 

Giai đoạn ủ bệnh: Khi quan sát ao nuôi sẽ thấy tôm bơi lờ đờ quanh mặt ao trong tình trạng mềm vỏ hay lột dính vỏ (tôm hai da).

Môi trường nước ao có nồng độ oxi thấp. Tôm lột xác bị dính vỏ

  • Giai đoạn phát bệnh: Tôm có dấu hiệu ăn yếu hoặc bỏ ăn, khi quan sát trong nhá thấy giáp đầu ngực, thân tôm, sống đuôi tôm ngả vàng và nhám do vi khuẩn và nấm tấn công.
  • Giai đoạn bùng phát bệnh: Lúc này nấm và vi khuẩn phát triển mạnh trong ao nuôi kết hợp với việc môi trường nước xấu gây ra tình trạng tôm bị ăn mòn vỏ kittin hình thành đốm đen li ti trên vỏ tôm từ ít tới nhiều. Quan sát mẫu tươi sẽ thấy gan ruột tôm yếu, tôm thường mềm vỏ kèm theo đốm đen trên thân và ít nhớt. Trong trường hợp bệnh nặng các vết lở loét ăn sâu vào thân vỏ làm tôm lột rớt cụt thịt rai lai dẫn đến việc hao mẫu trong ao. 

Hình 2: Tôm bị Đốm đen do khuẩn ăn. Nước ao nuôi khi kiểm tra dưới Kính hiển vi

3. Biện pháp phòng ngừa

  • Đầu vụ nuôi cần sên vét bùn đáy ao kết hợp với việc rải vôi CaO 70-100kg/1000m2. Nước trước khi cấp vô ao cần x nấm và khuẩn bằng Chlorine 20-30 ppm hoặc TCCA 10-20 ppm.
  • Trong suốt quá trình nuôi cần duy trì độ kiềm ít nhất 100mg/l bằng cách bổ sung thêm khoáng KCl, MgCl2… hoặc sử dụng CaCO3 20-30kg/1000m3. Đối với ao nuôi có độ mặn thấp định kì 3-5 ngày nên chủ động bổ sung muối ăn từ 35kg/1000m3.
  •  Kiểm soát tốt mật độ thả nuôi 80-100 con/m2 (mùa mưa) và lượng thức ăn trong ao nuôi để tránh dư thừa và đảm bảo oxy hòa tan >4mg/l trong suốt giai đoạn nuôi.
  •  Định kỳ nên bổ sung vi sinh dòng Bacillus subtilis, Rhodobacter sp vào ao nuôi hoặc diệt khuẩn bằng Iodine, BKC… đồng thời kết hợp việc kiểm tra mật độ khuẩn trong ao 1 tuần/lần.
  • Hệ thống nuôi cần có ao chứa, ao lắng để chủ động cung cấp nước đã qua xử lý cho ao nuôi khi cần thiết.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC