Xuất khẩu (XK) tháng 7 tiếp tục đã giảm
Đôi nét về Trung tâm Nghiên Cứu Đổi mới Thủy – AIC

 

TIN TỨC SUNJIN

Số E08 – 08/2022

Xuất khẩu (XK) tháng 7 tiếp tục đã giảm

            Tháng 7/2022, XK tôm của Việt Nam tiếp tục đà giảm của tháng 6, đạt trên 381 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm nay, XK tôm ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong 5 tháng đầu năm, bắt đầu giảm nhẹ trong tháng 6 và giảm sâu hơn trong tháng 7. Lũy kế 7 tháng, XK tôm đạt 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn hình ảnh: Sunjin Aqua – Marketing

Biểu đồ giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam 2020 – 2022

            Trong đó nhiều nhất là XK tôm thẻ, chiếm 75% giá trị XK, đạt gần 2 triệu USD tăng 19% so với cùng kì. XK tôm sú chiếm gần 14%, đạt gần 365 nghìn USD, tăng 12% so với cùng kì. Còn lại là các loài tôm biển khác cũng tăng hơn 60%.

Nguồn hình ảnh: Sunjin Aqua – Marketing

Cơ cấu xấu khẩu tôm Việt Nam T1- T7/2022

            Tháng 7, trong số các thị trường XK chính, XK sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt 54% và 17%. XK sang các thị trường còn lại như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc vẫn giữ được đà tăng trưởng dương. Lý giải cho sự suy giảm này, Vasep cho biết tổng nhập khẩu (NK) tôm của Mỹ từ các nguồn cung đã chững lại kể từ tháng 5/2022. Nguyên nhân được cho là do tồn kho cao. Các vấn đề về logistics, vận tải như tắc cảng, giá cước vận chuyển tăng, thiếu kho lạnh cũng khiến NK tôm của Mỹ giảm. Sức mua thủy sản trong đó có tôm tại phân khúc bán lẻ cũng giảm do hiện là mùa hè, người dân có nhiều việc khác để quan tâm hơn. Lạm phát tại Mỹ khiến người dân chi tiêu dè dặt. Tuy nhiên thời gian tới, tình hình sẽ khả quan hơn khi thị trường việc làm Mỹ đang mạnh. Việc làm không thiếu sẽ khiến thu nhập của người dân tốt hơn và có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng đối với tôm. Dự báo giá tôm tại Mỹ cũng chịu áp lực giảm trong nửa sau năm 2022.

            Trong khi đó tại thì trường Trung Quốc, Sau khi ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 7 giảm 17% đạt 38 triệu USD. 7 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt 371 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù kinh tế Trung Quốc đã mở cửa trở lại và nới lỏng các quy định liên quan đến COVID-19 tại các cảng biển nhưng các quy định về NK vẫn rất khắt khe, tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thị trường Trung Quốc, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh với các nhà cung cấp từ Ecuador. Ecuador đang có chiến lược đẩy mạnh xuất hàng sang Trung Quốc để bù đắp cho lượng XK sang Mỹ sụt giảm.

Nguồn hình ảnh: VASEP

Tình hình xuất khẩu tôm sang 2 thị trường Mỹ & Trung Quốc (T1-T7/2022)

            XK tôm sang thị trường EU trong tháng 7 vẫn tăng 16% so với cùng kỳ, nhờ trợ lực từ Hiệp định EVFTA. XK sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trong tháng 7 vẫn tăng trưởng khá ổn định 5% và 22%. Cước tàu tới Nhật Bản và Hàn Quốc không cao như tới các nước phương Tây, lạm phát tại các nước này cũng chưa phải là vấn đề quá căng thẳng. Đây được coi là các yếu tố giúp duy trì đà tăng trưởng ổn định trong XK tôm sang các thị trường này.

            Bên cạnh những nguyên nhân trên, XK tôm giảm còn do thời tiết không thuận lợi từ đầu tháng năm, mưa sớm hơn hàng năm, ảnh hưởng đến ao nuôi, gây ra bệnh trên tôm nuôi, làm giảm sản lượng tôm, đồng thời nguồn dự trữ hàng hóa trong kho của các doanh nghiệp chế biến từ năm ngoái đã bị cạn kiệt.

Nguồn: VASEP

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐỔI MỚI THỦY SẢN
 AQUA INNOVATION CENTER (AIC)

Trong năm 2022, tình hình dịch bệnh thủy sản và thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến việc tổ chức sản xuất và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản. Hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; diễn biến thời tiết phức tạp, tiêu cực khó lường, ô nhiễm môi trường,.. tác động xấu đến môi trường sống của thủy sản nuôi, gây thiệt hại và có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh.

              Đồng thời, một số mầm bệnh nguy hiểm vẫn lưu hành rộng tại một số vùng nuôi. Đối với tôm, một số loại bệnh nguy hiểm như: hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử dưới vỏ và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)… kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường cực đoan tác động đến sức khỏe tôm, làm cho tôm chậm lớn, sức đề kháng yếu. Đối với cá, các bệnh nguy hiểm như: bệnh xuất huyết và viêm màng não, bệnh gan thận mủ gây thiệt hại nặng cho người nuôi.

              Với thời tiết, khí hậu có nhiều sự thay đổi khắc nghiệt và tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì không chỉ chất lượng tôm giống mà các giải pháp về kiểm tra môi trường, kiểm tra mầm bệnh trên động vật thủy sản trong ao nuôi phải được quan tâm và chú trọng đặc biệt. Do đó, các trung tâm, phòng xét nghiệm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra phân tích yếu tố môi trường, chẩn đoán xét nghiệm nhanh các loại bệnh trên động vật thủy sản để tìm ra giải pháp phòng trị bệnh kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.     

              Trung Tâm Nghiên Cứu và Đổi Mới Thủy Sản (Aqua Innovation Center – AIC) là trung tâm xét nghiệm bệnh trên động vật thủy sản được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 với các trang thiết bị máy móc tiên tiến cùng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Thủy sản.

       Với mục tiêu mang lại lợi ích cho người nuôi thông qua phương pháp chẩn đoán bệnh tiên tiến, nhanh, chính xác và trung thực, AIC cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh trên động vật Thủy sản với tiêu chí “Đơn giản – Thực tế – Chất lượng”

  

Một số hình ảnh về AIC

 

PHƯƠNG CHÂM CỦA CHÚNG TÔI LÀ:

CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI NGƯỜI NUÔI TÔM

Trung Tâm AIC nghiên cứu, phát triển các dịch vụ trọng tâm bao gồm:

1. Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn bệnh trên động vật thủy sản

*Chất lượng nước:

  • Phân tích và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước, bùn trong ao nuôi
  • Phân tích thành phần và mật độ của thực vật và động vật phù du trong ao nuôi

*Kí sinh trùng:

  • Phân lập và định danh nấm thủy mi, nấm Fusarium gây bệnh trên động vật thủy sản
  • Kiểm tra ngoại và nội kí sinh trùng trên tôm cá

*Vi sinh:

  • Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh trên tôm, cá như Vibrio parahaemolyticus, Edwardsiella ictaluri, Vibrio harveyi
  • Kiểm tra kháng sinh đồ trên vi khuẩn gây bệnh
  • Xác định nồng độ gây ức chế tối thiểu của thuốc, hóa chất đối với vi khuẩn gây bệnh

*Sinh học phân tử (PCR):

Sử dụng kỹ thuật PCR và Realtime PCR để phát hiện các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, độ chính xác cao. Hiện tại, trung tâm có nhận mẫu và phân tích xét nghiệm các loại bệnh thủy sản:

  • Xét nghiệm các bệnh trên tôm: Bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/EMS), bệnh còi (MBV), bệnh còi- vi bào tử trùng (EHP), bệnh hoại tử gan tụy (NHPB), bệnh hoại tử cơ (IMNV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)…
  • Xét nghiệm các bệnh trên cá: Bệnh xuất huyết và viêm màng não (GBS), bệnh gan thận mủ (EIC)…
Phương pháp PCR

 

Phương pháp Realtime PCR

2. Tư vấn xây dựng trại nuôi an toàn sinh học

Trung Tâm  xây dựng và hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình nuôi tôm an toàn sinh học với mục đích:

  • Giúp người dân giảm thiểu rủi ro trong việc phòng, trị bệnh trong ao nuôi
  • Hỗ trợ, thúc đẩy việc nuôi tôm thương phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu ra thị trường thế giới.

     

Mô hình ao nuôi an toàn sinh học được tư vấn, xây dựng bởi Trung tâm AIC

TRANG THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI

Trung tâm được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại như hệ thống máy PCR và Realtime PCR phục vụ tốt cho việc xét nghiệm bệnh trên động vật thủy sản.

Nhằm đảm bảo cho kết quả xét nghiệm được kiểm soát tốt, trung tâm cũng tham gia đầy đủ các chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm của các trung tâm hàng đầu.

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP

Nhân viên trung tâm AIC có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thủy sản. Với sự làm việc chăm chỉ, tận tâm và chân thành, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng khách hàng để xây dựng mục tiêu và hướng tới phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI THỦY SẢN

  • Địa chỉ: 130B/4 Đường Trần Phú, Phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0291 7300 333  Hotline: 0931 533 877         Email: aic@sj.co.kr