1. Nguyên nhân:

Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus, … có thể tác động đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang.

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng do nấm Fusarium solani gây ra (Nguồn tepbac.com)

Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni… Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang.

Tôm càng xanh bị đen mang (Ảnh: vietlinh.vn)

Do ao ô nhiễm, chất bẩn hữu cơ hoặc tảo tàn bám làm mang tôm có màu đen. Hoặc do tiếp xúc khí độc lâu dài Các ao nuôi có tôm bị bệnh đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém.

Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.

Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.

Thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường bỏ ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kỳ cuối tôm bị hiễm khuẩn. 

2. Triệu chứng:

  • Triệu chứng điển hình của tôm bệnh là sự xuất hiện của các đốm đen trên bụng. Bên cạnh đó, còn có các đốm đen có kích thước khác nhau ở chân bụng, chân ngực và đuôi. Khi mới xuất hiện bệnh, các phần phụ bộ bị thâm đen, sau đó xuất hiện một đốm đen nhẹ ở vỏ bụng. Diện tích vết đen tăng dần, thâm đen dần khi thời gian nhiễm bệnh tăng. Tỷ lệ các đốm đen trên mặt bụng của tôm bệnh tỷ lệ thuận với mật độ nấm.
  • Tôm nổi đầu do thiếu ôxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
  • Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
  • Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
  • Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang, vỏ hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bị đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn (Frede và cộng sự, 2015).

Quan sát bằng kính hiển vi điện tử cho thấy bề mặt của lớp biểu bì tại vết bệnh đốm đen ở bụng được bao phủ hoàn toàn bởi các sợi nấm. Sợi nấm có nhiều nhánh, quấn vào nhau, tạo thành cấu trúc mạng lưới không đều. Mô cơ bị các sợi nấm xâm nhập theo mặt cắt ngang. Đồng thời cũng thấy các sợi nấm xâm nhập trên mang của tôm bệnh.

Những tổn thương đốm đen do nhiễm nấm Fusarium solani và bệnh lý của nó đối với tôm thẻ chân trắng (mô bệnh học và trên kính hiển vi điện tử) (Nguồn tepbac.com)

            Hình thái của nấm bệnh: Khi nuôi cấy nấm F. solani trên môi trường Rose Bengal Agar, các sợi nấm phát triển và lan rộng, màu sắc của sợi nấm dần dần chuyển từ hồng sang nhạt, với một điểm đen ở trung tâm của một số khuẩn lạc. Quan sát dưới kính thì các bào tử có 1-2 vách ngăn và có hình bầu dục hoặc dạng lưỡi liềm, có chiều dài 8,7-13,1 μm và đường kính 3,2-5,1 μm. Các tế bào sợi nấm có nhiều nhánh và chia cắt ngang với đường kính 9,2- 11,5 μm. 

Hình thái của Fusarium solani được phân lập từ tôm thẻ chân trắng (Nguồn tepbac.com)

            Độc tính của F. solani đối với tôm thẻ chân trắng có thể gây chết 88,66% trong vòng 30 ngày ở liều 1,02×106 CFU/mL, và LC50 của F. solani ở 30 ngày là 3,37×104 CFU/mL. Tỷ lệ chết tích lũy cũng cho thấy sự phụ thuộc vào nồng độ. Đặc điểm mô bệnh học cho thấy phản ứng của tôm thẻ chân trắng chống lại F. solani là xâm nhập huyết cầu, sự bao bọc và melanin hóa, v.v … tại các vị trí tổn thương do đốm đen. Hơn nữa, nhiễm F. solani ở tôm thẻ chân trắng gây ra sự thất bại trong quá trình lột xác, và tiếp tục góp phần vào tỷ lệ chết ở các cá thể bị bệnh. Thông tin này sẽ hữu ích để cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc phòng ngừa và kiểm soát sớm đốm đen.Nguồn: Liang Y. et al., (2022). Identification of Fusarium solani as a causal agent of black spot disease (BSD.) of Pacific white shrimp, Penaeus vannamei. Aquaculture 548. 737602.

Biện pháp xử lý

           Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đen mang để đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

  • Lập tức giảm 30-50% lượng cho ăn, tăng cường chạy quạt, sục khí.
  • Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu được).
    Diệt khuẩn và ngoại ký sinh bằng gốc BKC-80 lúc 9h sang hoặc gốc Iodine lúc buổi chiều tối. Tăng cường sục khí, dùng thêm Oxy viên/bột lúc tối vì tôm đen mang bị cản trở hô hấp.
  • Sau khi diệt khuẩn 2 ngày, cấy lại men vi sinh làm sạch nền đáy và nước ao.
    Tăng sức đề kháng: trộn ăn dinh dưỡng tăng  đề kháng và tạt khoáng vitamin C.