Tin tức, sự kiện nổi bật
Trong tháng 4, công ty Sunjin mà cụ thể là Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC đã tổ chức một buổi Sunjinar ở khu vực Hòa Bình – Bạc Liêu để chia sẻ đến bà con nuôi tôm trong khu vực về tình hình dịch bệnh EHP. Chúng tôi hy vọng rằng chương trình Sunjinar này đã phần nào giúp cho quý khách hàng hiểu hơn về dịch bệnh EHP và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để có một vụ nuôi thành công.
Xuất khẩu & những tác động từ lạm phát
Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 810 triệu USD; tính đến hết tháng 4/2023, xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, trong tháng 4 xuất khẩu tôm ước đạt 291 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết tháng 4, giá trị xuất khẩu tôm đạt trên 891 triệu USD, giảm 36%.
Nguồn biểu đồ: Sunjin Aqua – marketing team
Giá trị xuất khẩu tôm qua các năm 2020 – 2023
Có thể thấy, các doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. Cụ thể nhất là thị trường Mỹ ngày càng lún sâu vào tình trạng giá thực phẩm tăng, tiêu thụ giảm. Người dân Mỹ đã tính tới việc cắt giảm chi tiêu cả những mặt hàng giá trị thấp, họ mua ít hàng tạp hóa không thiết yếu hơn, mua số lượng lớn và các sản phẩm không có thương hiệu và tập trung vào các mặt hàng chủ lực. Một số người thậm chí còn mua và ăn ít hơn. Người tiêu dùng đang tìm cách chỉ chi tiêu cho những hàng hóa mà họ thực sự cần. Tình trạng đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ duy trì mức giảm sâu 51% trong tháng 4, khiến Mỹ rớt xuống vị trí thứ 3 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ước đạt 418 triệu USD, giảm trên 57% so với cùng kỳ. Tôm là một trong những mặt hàng chịu tác động lớn từ thị trường này.
Lạm phát đang ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường nhập khẩu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và giảm giá bán, kéo theo đó là giá nguyên liệu như giá tôm nguyên liệu trong nước, đặc biệt là giá tôm cỡ lớn cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa vụ chính trong năm, nguồn cung cấp tôm nguyên liệu trên thị trường cũng tăng cao cũng làm giá tôm thẻ và tôm sú giảm. Thời điểm hiện tại giá tôm thẻ cỡ 30 con/kg chỉ dao động trong khoảng 140,000 đến 145,000 VND, trong khi đó giá tôm sú cỡ 30 con/kg cũng giảm còn 250,000 VND so với những tháng đầu năm. Giá tôm càng xanh lại ở mức 140,000 – 145,000VND/kg cỡ 10 đến 12 con/kg, giá tôm càng ổn định do mặt hàng này chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Giá tôm giảm và thời tiết bất lợi do hiện tượng EL – Nino đang là những khó khăn chính cho người nuôi tôm. Để giảm tối thiểu thiệt hại, người nuôi nên chủ động theo dõi tình hình thời tiết, biến động môi trường cũng như giá cả… để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong năm 2023 – một năm được dự báo sẽ đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Nhãn
Tin tức liên quan
23 tháng 12 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E12-12/2024
03 tháng 12 2024