Một số hoạt động của Sunjin,
tình hình thị trường tôm những tháng cuối năm &
chuyên mục kỹ thuật – Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và hướng xử
TIN TỨC SUNJIN
Số E11 – 12/2022
Một số hoạt động của Sunjin
Hoạt động “HAPPY HOME” – một hoạt động đầy ý nghĩa và niềm vui của Sunjin. Hoạt động được tiến hành với nhiều chủ đề khác nhau, cũng như phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tâm Đổi mới Thủy sản – AIC nhằm tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, từ đó hướng đến mục tiêu “ Tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng”.
Bên cạnh đó, Sunjin vẫn duy trì hoạt động kiểm tra định kì chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm trước khi xuất bán nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được duy trì ổn định.
Tình hình thị trường tôm những tháng cuối năm
Tháng 11, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đều giảm. Tuy vậy, luỹ kế tới hết tháng 11/2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2021. Về tôm, tháng 11 giá trị xuất khẩu tôm ước đạt gần 300 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Mặc dù xuất khẩu tôm đã giảm liên tục 2 tháng đầu quý bốn và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm trong tháng 12, nhưng lũy kế sau 11 tháng đã đạt trên 4 nghìn USD, tăng 14% so với cùng kì nhờ vào những kết quả tốt giai đoạn đầu năm 2022.
Nguồn biểu đồ: Aqua – marketing team
Giá trị xuất khẩu tôm qua các năm 2020 – 2022
Xuất khẩu thủy sản giảm có thể thấy suy thoái kinh tế đã tác động đến Việt Nam. Suy thoái kinh tế, lạm phát toàn cầu làm sức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt đến từ con tôm giá rẻ của Ecuador, Ấn Ðộ…
Trao đổi về tình hình xuất khẩu tôm cuối năm 2022 và đầu năm 2023, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HÐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, trả lời ngắn gọn: “Sẽ giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm và sẽ rất khó trong những tháng đầu năm mới”. Cũng theo ông Lực, do ảnh hưởng lạm phát toàn cầu nên các nhà nhập khẩu hiện có lượng hàng tồn kho khá lớn. Vì vậy, họ rất cân nhắc trong việc ký kết hợp đồng mới cũng như số lượng, thời điểm giao hàng gối đầu cho năm mới như mọi năm. Ông Lực cho biết thêm: “Hiện nay, tất cả đều đang trông chờ vào sức tiêu thụ dịp lễ, Tết cuối năm, như Noel, Tết Dương lịch… Nói như thế không có nghĩa là doanh nghiệp không có hợp đồng gối đầu cho năm mới, mà các hợp đồng này vẫn diễn ra nhưng không nhiều và sản lượng không cao như mọi năm mà thôi”.
Không chỉ có nhà nhập khẩu thận trọng, cân nhắc trong việc ký kết hợp đồng mới, mà ngay cả doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng hết sức dè dặt vì bên cạnh khó khăn từ thị trường, nguồn tôm nguyên liệu trong nước khan hiếm và giá cao cũng đang là khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, khó khăn gần như chắc chắn sẽ đến ngay từ đầu năm 2023, khi tình hình lạm phát toàn cầu cho thấy vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn còn tiếp tục leo thang. Trong bối cảnh khó khăn đó, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, xu hướng tìm về với những thực phẩm giá rẻ sẽ lên ngôi, đồng nghĩa với sức tiêu thụ tôm thêm bất lợi. (trích nguồn: VASEP).
Những tháng cuối năm, không chỉ doanh nghiệp mà người nuôi tôm cũng gặp nhiều khó khăn do những bất lợi từ môi trường, dịch bệnh. Dịch bệnh làm người nuôi tôm thẻ phải thu ở giai đoạn nhỏ, không được giá tốt. Trong khi đó, giá tôm sú khá tốt nhưng người nuôi tôm sú lại không có tôm do độ mặn vùng nuôi thấp nên chưa kịp thả lại. Bên cạnh đó, giá tôm càng xanh cũng đang xuống thấp do đã vào vụ thu hoạch cuối năm, giá thấp cũng khiến người nuôi lo lắng không biết nên thu hay tiếp tục nuôi về cỡ lớn, hoặc nên thả lại hay không.
Có thể thấy, cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 sẽ có rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm không chỉ về môi trường, dịch bệnh, mà còn vì tình hình thị trường khó thể đoán được. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà không tiếp tục thả nuôi vụ mới mà người nuôi nên có các biện pháp để thích nghi với tình hình mới như hạ giá thành sản xuất, các mô hình nuôi tôm sinh học để giảm chi phí về thuốc, hoặc tập trung nuôi tôm về các cỡ tôm xuất khẩu đặc biệt là các cỡ tôm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm tôm giá trị gia tăng vì đây là mặt hàng xuất khẩu ưu thế của tôm Việt,… chuyển đổi mô hình nuôi hoặc điều chỉnh lịch thả nuôi để có thể đoán được các thời điểm giá tốt.
Chuyên mục kỹ thuật – Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và hướng xử lý
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc nhóm ký sinh trùng nhân đơn bào hình thành bào tử, ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và lấy nguồn dinh dưỡng ở gan làm tôm phát triển bình thường giai đoạn đầu đến khi tôm đạt 4g/con thì chậm lớn.
Tôm không chết hàng loạt do EHP nhưng chết do các tác nhân cơ hội khác Vibrio spp, đốm trắng, hội chứng Taura…và tôm phát triển không đồng đều có nhiều kích cỡ size trong ao nuôi.
Hình ảnh tôm 60 ngày tuổi có nhiều kích cỡ trong ao nuôi
Bào tử EHP hình ovan hoặc elip (kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm – 0.7 ± 0,1 μm) gây bệnh trên tôm nuôi đang tăng ở Việt Nam và các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, ….
Tôm nhiễm EHP không có biểu hiện bệnh lý rõ ràng cụ thể trong tháng nuôi đầu tôm phát triển bình thường nhưng các ao nhiễm EHP có tỉ lệ sống không cao và tôm lệch size (nhiều kích cỡ) nên trước khi tiến hành thả nuôi cần kiểm tra nguồn nước nuôi và con giống, trong quá trình nuôi cần kiểm soát tiêu diệt các vật chủ trung gian: nhuyễn thể 2 mãnh, rươi, ốc … tránh lây nhiểm đồng thời giữa các ao cùng nuôi.
Tôm nhiễm EHP khả năng miễn dịch kém nên hạn chế tôm bị stress hay sock môi trường nuôi làm tăng độ cảm nhiểm bệnh tôm với các bệnh khác gây chết. Tạo môi trường thuận lợi ổn định cho tôm phát triển đến kích cỡ thu được
Tôm giống nhiễm bệnh EHP từ tôm bố mẹ hoặc lây nhiễm do tôm ăn các động vật trung gian mang mầm bệnh như nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ,.. ăn các con tôm yếu hơn hoặc chất thải của chúng.
Quá trình hình thành EHP có thể được xem thành 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn bào tử ngoại bào, nhiễm trùng và nhiều giai đoạn sống nội bào.
Vòng đời của vi bào tử trùng EHP
Chẩn đoán EHP bằng hai phương pháp: dựa vào ADN (kỹ thuật PCR, qPCR và LAMP) để phát hiện nhanh chóng và chính xác tôm nhiễm EHP và phương pháp mô học kiểm tra mẫu bằng kính hiển vi (nhuộm Hematoxylin và Eosin)….
Cách xử lý bệnh vi bào tử trùng trên tôm
– Bệnh EHP vẫn chưa có biện pháp trị điều trị hữu hiệu. Người nuôi chỉ áp dụng biện phòng bệnh là chính, bằng cách áp dụng quy trình an toàn sinh học cho ao nuôi nhằm phòng việc lây nhiễm EHP.
– Tôm giống trước khi đưa vào nuôi cần được xét nghiệm sự hiện diện của EHP. Nên ương tôm trong ao nhỏ để dễ kiểm soát dịch bệnh và khi cần thiết xả bỏ ít thiệt hại kinh tế và tiết kiệm thời gian nuôi.
– Trước khi vào vụ nuôi, nên loại bỏ chất hữu cơ đáy ao, bón vôi CaO với lượng đủ lớn để loại bỏ các loại vi bào tử trùng, nhất là với những ao đã bị nhiễm bệnh EHP từ vụ trước.
– Kiểm soát các chỉ tiêu môi trường ở ngưỡng thích hợp (ngưỡng tối ưu càng tốt), đánh vi sinh và gây màu nước có lợi cho tôm.
– Trong quá trình nuôi tạo môi trường nước nuôi sạch ổn định (nước cấp phải lọc và thường xuyên siphon đáy ao hạn chế chất hữu cơ dưới đáy ao.
– Giữ màu nước ổn định và kiểm soát các chỉ tiêu môi trường (pH từ 7.5 – 7.9, độ kiềm cho tôm nhỏ từ 90 – 120 ppm và 120 – 180 ppm dành cho tôm lớn, Oxy hòa tan từ 5 – 6 ppm duy trì trong suốt vụ nuôi, lượng khí độc được kiểm soát trong ngưỡng thích hợp) giúp cho tôm phát triển tốt.
– Không sử dụng thức ăn tươi sống (giun nhiều tơ, giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, mực…) để làm thức ăn cho tôm và tiêu diệt các nhuyễn thể có trong ao nuôi để tránh lây nhiễm.
– Kiểm soát lượng thức ăn tránh dư thừa ảnh hưởng xấu đến nước nuôi tôm
– Kết thúc vụ nuôi ao phải được khử trùng và phơi đáy, đặt biệt ao đã từng có tôm nhiễm bệnh thì càng phải tiến hành các bước này kỹ càng, sát trùng, diệt khuẩn và lặp lại các bước từ 2 – 3 lần mới tiến hành vụ mới.
Phòng và trị bệnh EHP
Do chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu nên tôm nhiễm EHP đa số thu khi còn nhỏ hoặc xả bỏ. Thực tế, 1 số hộ nuôi cho tôm ăn tăng dinh dưỡng, acid hữu cơ, tỏi và các chế phẩm vi sinh tránh sock môi trường để tôm phát triển bán khi tôm khoảng 150-100con/kg
Phòng bệnh được xem là biện pháp tốt nhất hiện nay: áp dụng an toàn sinh học cho ao nuôi, kiểm soát các yếu tố môi trường để tôm phát triển tốt, kiểm soát các động vật thủy sinh trung gian, kiểm soát nguồn nước cấp vào ao nuôi.
Cải tạo và xử lý nguồn nước trước và sau khi nuôi nhằm phòng EHP lây nhiễm thông qua môi trường nước, tiêu diệt vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Thả tôm giống sạch bệnh, được kiểm tra âm tính EHP và các bệnh khác.
Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC
Nhãn
Tin tức liên quan
16 tháng 10 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E10-10/2024
08 tháng 10 2024
[Sunjin Miền Nam] Chung tay cùng miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
08 tháng 10 2024
TRẢI NGHIỆM QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY SUNJIN TIỀN GIANG
27 tháng 09 2024