Bản tin chăn nuôi hàng tháng, Sunjin cập nhật đầy đủ các thông tin về tình hình chăn nuôi heo, gia cầm, bò cùng diễn biến giá và dịch bệnh trên cả nước. Đồng thời, Sunjin cung cấp các kĩ thuật chăn nuôi gà, bò, heo cùng các tài liệu thông tin chọn lọc, lời khuyên từ các chuyên gia.



BẢN TIN CHĂN NUÔI SUNJIN THÁNG 11-2021

S02- Tuần 1- Tháng 12-2021

  1. Thị trường heo hơi – Tháng 11/2021​

1. Tình hình thế giới:

1.1 Trung Quốc

  • Thương mại: Lượng thịt heo Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ có xu hướng giảm mạnh. Tổng lượng thịt heo Trung Quốc nhập khẩu của Mỹ từ đầu năm 2021 đạt gần 401.000 tấn, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.

1.2 Thái Lan

  • Việc tiếp tục bùng phát dịch tả heo Châu Phi( DTHCP)  tại 1 số quốc gia, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vẫn hạn chế. 
  • Nhu cầu tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng, do đó giá heo hơi tại Thái Lan có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Biểu đồ 1: Xu hướng giá heo Thái Lan T12/2020- T11/2021

2. Thị trường Việt Nam

  • Ước tính đến thời điểm cuối tháng 11, tổng số heo của cả nước tăng 0,6% so với cùng cùng kì năm trước.
  • Sau những chuỗi ngày chững giá thì giá heo cả nước đã có nhiều điểm sáng tích cực vào tuần cuối của tháng 11, một số tỉnh thành chạm mức 50.000đ/kg.

Bảng 1: Trung bình giá heo thịt tại 2 miền T10, T11/2021 (VND/kg)

Biểu đồ 2: Diễn biến giá heo hơi tại 2 miền tháng 11 (VND/kg)

  • Giá heo con cũng có nhiều sự biến động theo chiều tăng giảm của giá heo hơi, trung bình tăng 100.000 đồng/con so với tháng 10.

Bảng 2: Trung bình giá heo con tại 2 miền T10, T11/2021 (VND/con)

  • Tại chợ đầu mối Ngọc Lũ (Hà Nam), lượng heo về chợ tăng mạnh ước tính khoảng 20 xe/ngày. Giá heo giao dịch tại chợ tăng mạnh, với mức mua cao nhất lên tới 46.000 đồng/kg, mức phổ biến là 41.000 đồng/kg. 
  • Tại các lò mổ của TPHCM, lượng heo đưa vào giết mổ trong tuần qua đã về gần mức tương đương trước khi dịch bùng phát mạnh.

Biểu đồ 3: Lượng heo giết mổ tại các lò mổ trên địa bàn TPHCM 

(tính tới 25/11/2021) (con)

Nhập khẩu:

  • Tính tới ngày 16/11/2021 không có con heo sống nào được nhập về Việt Nam.
  • Tổng lượng thịt và phụ phẩm từ heo nhập khẩu về Việt Nam trong 16 ngày đầu tháng 11 giảm 16% so với cùng kỳ tháng trước. 

Biểu đồ 4: Lũy kế lượng thịt và phụ phẩm từ heo nhập khẩu vào Việt Nam 

Xuất khẩu:

  • Giá trị xuất khẩu thịt và phụ phẩm từ heo của Việt Nam sang các thị trường khác trong tháng 10/2021 giảm mạnh tới 31.2% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thịt heo đã qua giết mổ của Việt Nam ước đạt trên 31.3 triệu USD, tăng 36% so với lũy kế cùng kì năm trước.
  • Tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, do giá heo tại khu vực Nam Trung Quốc giữ nhịp tăng tốt nên chênh lệch giá heo giữ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam lên trên 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid 19 tại Việt Nam tăng cao và Trung Quốc kiểm soát chặt các đường mòn lối mở nên heo Việt Nam chưa đi Trung Quốc được.

3. Tiển vọng thị trường

Trung Quốc:  

  • Trong ngắn hạn: Nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng cao, các công ty đẩy mạnh việc cung cấp nguồn heo hơi ra ngoài thị trường. Do đó, giá heo hơi Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục đi ngang.
  • Trong dài hạn: Trong dài hạn giá heo hơi có thể sẽ khó về lại mức cao của hồi đầu năm 2021 do nguồn cung heo vẫn đứng trước lo ngại vượt mức tiêu thụ.

Thái Lan:  

  • Giá heo được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng và có thể chạm tới ngưỡng 90 baht/kg (~ 61,000 VND/kg).

Việt Nam:

  • Tại miền Bắc: Nguồn cung heo trong dân đã vãn, trong khi các công ty chăn nuôi đồng loạt điều chỉnh giảm giá nhẹ trong tuần thứ 3 của tháng 11, nên các thương lái chuyển sang bắt heo công ty nhiều hơn. Từ đó có thể giúp giá heo miền Bắc không chịu áp lực giảm tiếp mặc dù DTHCP đang bùng phát mạnh.
  • Tại miền Nam, lượng heo to của miền Nam còn khá nhiều, cộng với heo chạy dịch bán ra, gây áp lực cho các chợ đầu mối và cho mặt bằng giá chung của thị trường. Vì vậy, nhiều khả năng giá heo miền Nam có thể sẽ có xu hướng đi xuống thêm trong ngắn hạn để tạo lực hút ra Bắc để giúp cân bằng thị trường

​4. Tình hình dịch bệnh 

* Tại Trung Quốc 

  • Dịch tả heo Châu Phi lác đác xuất hiện trở lại tại Trung Quốc. Ngày 9/11 ổ dịch xảy ra tại một trang trại ở Hải Nam, số lượng heo tiêu hủy lả 1063 con. Nguồn gốc của ổ dịch hiện vẫn chưa được xác định.

* Tại Việt Nam:

  • Dịch tả heo Châu Phi: Tính tới ngày 25/11, dịch vẫn còn tại 43 tỉnh thành trên cả nước. Tổng số heo buộc phải tiêu hủy trên 230.000 con, cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn. 

Hình 1: Bản đồ dịch tả heo Châu Phi  tại Việt Nam tính đến tháng 11/2021

  • Tại hội nghị Cục Thú Y mới đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự báo từ nay đến cuối năm, số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy có khả năng lên tới 300.000 con.
  • Dịch Tai xanh, lở mồm long móng: Tính đến ngày 20/11/2021, cả nước không còn dịch heo tai xanh và dịch lở mồm long móng.

II. Thị trường gia cầm

2.1 Gà trắng:

  • Nhu cầu thu mua sụt giảm trong bối cảnh giá heo lao dốc và dịch bệnh trên người phức tạp hơn khiến giá gà trắng tại miền Bắc quay đầu giảm còn quanh mức 26.000 -27.500đ/kg. Tại Miền Nam giá giao động từ 28.000-30.000đ/kg.

Bảng 3: Cập nhật giá gà trắng từ 26/11-2/12

2.2 Gà màu:

  • Giá gà màu tại 3 miền Bắc Trung Nam đồng loạt nhích tăng nhẹ trong đầu tuần nhờ lượng cung thấp hơn so với cầu, giá giao động từ 44.000- 47.000đ/1kg.

2.3 Vịt hơi:

  • Nhu cầu thu mua vịt tại miền Bắc yếu trong bối cảnh giá heo giảm liên tục, thị trường có xu hướng tiêu thụ thịt heo nhiều hơn thay vì gia cầm. 
  • Tại khu vực miền bắc, giá vịt bơ bán ra tại trại chỉ còn 29.000-30.000đ/1kg.

2.4 Thương mại

  • Lũy kế từ đầu năm đến 16/11/2021, lượng thịt gia cầm nhập khẩu về Việt Nam đạt trên 199.7 nghìn tấn, giảm 26.5% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 6: Lượng thịt gia cầm đã qua giết mổ nhập khẩu về Việt Nam từ 01/2021-16/11/2021 (tấn)

2.5 Tình hình dịch bệnh gia cầm

  • Thế giới: Nhiều nước châu Âu, châu Á báo động cúm gia cầm bùng phát mạnh. 
  • OIE cho biết 15/11 Hàn Quốc bùng phát dịch tại 1 trang trại ở Chungcheongbuk-do với khoảng 770.000 con gia cầm. 
  • Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản đã ghi nhận đợt bùng phát cúm gia cầm đầu tiên (virus H5N8) của mùa Đông năm 2021 tại khu vực Đông Bắc.
  • Tại Việt Nam: Dịch cúm gia cầm chỉ còn tại Ninh Bình và Quảng Ninh

III. Kiến thức chăn nuôi

  • Theo thống kê mới nhất tới tháng 11/2021 Việt Nam đã tiêu hủy 230.000 con heo do DTHCP trước diễn biến phức tạp của dịch, các chuyên gia Sunjin đưa ra 1 số khuyến cáo giúp các trang trại hạn chế sự xâm nhập của virus ASF vào chuồng nuôi:

IV. Hoạt động Sunjin

  • Luôn đồng hành cùng khách hàng và hỗ trợ nâng cao năng suất chăn nuôi, các chuyên viên kỹ thuật Sunjin đã tới trực tiếp nhiều trang trại hỗ trợ kiểm tra sức khỏe đàn heo, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi,…

Hình 2 : Kỹ thuật viên Sunjin tới trực tiếp trại khách hàng kiểm tra sức khỏe heo

  • Trước tình hình dịch bệnh ASF bùng phát mạnh, các hoạt động như: G7 workshop, SFC,..được Sunjin tổ chức thường xuyên nhằm giúp các chủ trang trại nâng cao an toàn sinh học trong chăn nuôi, chuẩn bị chuồng trại tốt nhất, tái đàn an toàn, hiệu quả

Hình 3 : Hoạt động G7 workshop nâng cao an toàn sinh học trong trang trại 

  • Đặc biệt, đối với một số khu vực do tình hình covid 19 diễn biến phức tạp, Sunjin đã tổ chức nhiều buổi chia sẻ dưới hình thức online, kịp thời đưa ra những tư vấn tới khách hàng giúp ngăn chặn sớm nguy cơ dịch bệnh.

Hình 4 : Hoạt động G7 workshop được tổ chức online tại các 

vùng dịch covid19 phức tạp.

Chú thích: Nguồn tư liệu Agromonitor, tapchichanuoi.vn,.. phân tích tổng hợp bởi Sunjin Việt Nam