Số E02 – 02/2021
TIN TỨC SUNJIN
Số E02-02/2021
Mục tiêu ngành tôm 2021
Năm 2020, nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương khi đạt mức 2,91% và Việt Nam là một trong bốn nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người (Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc). GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.800 USD. Theo World Bank, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016 – 2019, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Trong thành tựu chung của nền kinh tế, không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng của ngành Thủy sản nói chung và ngành Tôm nói riêng. Năm 2020, ngành Thủy sản càng thể hiện được vị thế của mình trong bối cảnh tác động từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, mang về giá trị kim ngạch 8,4 tỷ USD, riêng xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỷ USD; đây là một kết quả “vượt hơn sự mong đợi” khi mà chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn cầu hiện đang điêu đứng vì COVID-19. Với những kỳ tích đã đạt được trong năm qua, Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu Nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 42 tỷ USD sau kết quả 41,25 tỷ USD của năm 2020. Tuy nhiên, khẳng định nông nghiệp là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu cho ngành trong năm tới là 44 tỷ USD. VASEP cũng dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 10% đạt trên 9,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm vẫn có mức tăng trưởng mạnh nhất: tăng 15%, đạt 4,4 tỷ USD, cá tra sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt khoảng 1,6 tỷ USD, xuất khẩu các mặt hàng hải sản sẽ tăng 6%, đạt 3,4 tỷ USD.
Mục tiêu xuất khẩu Nông, lâm, thủy sản và mục tiêu riêng của ngành Tôm năm 2021
Thúc đẩy tăng trưởng thông qua các FTA
Tính đến hết tháng 12/2020, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, trong đó đã có 13 FTA đã có hiệu lực. Năm 2020, một số FTA được ký kết đó là EVFTA, RCEP, EVIPA, UKVFTA…trong đó EVFTA được kỳ vọng mang lại nhiều thuận lợi nhất cho ngành Thủy sản Việt Nam nói chung trong đó có ngành tôm. EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020 giúp đưa thuế nhập khẩu về 0% ngay lập tức với 71% hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và với 100% hàng hóa trong lộ trình 7 năm tới. Ngân hàng Thế giới ước tính, EVFTA sẽ làm tăng thêm 2,4% tăng trưởng GDP của Việt Nam; xuất khẩu của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 12%.
Theo VASEP, thủy sản được đánh giá là một trong 3 ngành hàng tận dụng tốt EVFTA ngay từ khi hiệp định chính thức có hiệu lực. Như ghi nhận của VASEP, suốt 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản giảm liên tục 2 con số từ 17 – 26%. Tuy nhiên, đến tháng 8 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU bắt đầu tăng 1%, tháng 9 tăng 19%, tháng 10 tăng 20%, tháng 11 tăng 30%, tháng 12 dự tính tăng 15%. Đặc biệt là nhóm hàng tôm, khi tháng 8 kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU tăng 16%, tháng 9 tăng lên 30%, tháng 10 vượt lên 41%, tháng 11 tăng 40%, tháng 12 ước tăng khoảng 30%.
2021 được dự báo là còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động giao thương thủy sản của Việt Nam, nhưng các chuyên gia vẫn khẳng định, năm 2021 và những năm sắp tới, về cơ bản Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi đến từ chiến lược hội nhập của đất nước, các cơ hội từ FTA đã và sẽ ký kết.
Hoạt động Sunjin
Với phương châm tạo nên giá trị khác biệt cho khách hàng, Sunjin chúng tôi vẫn đang tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua việc cải thiện dây chuyền sản xuất, lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào… Trong tháng 2 vừa qua, Sunjin đã lắp đặt các thiết bị máy móc mới trong dây chuyền sản xuất thức ăn tôm. Tất cả các máy móc thiết bị này đều được nhập khẩu từ IDAH – một trong những nhà cung cấp nổi tiếng hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn tôm. Việc lắp đặt này nhằm tạo ra sự đồng bộ hóa trong công nghệ, tối ưu hóa trong qui trình sản xuất để nâng cao hiệu quả và chất lượng thức ăn tôm Sunjin, mang lại lợi ích cho người nuôi tôm.
Một số hình ảnh thay máy móc tại nhà máy
Chuyên mục vì sức khỏe
Trước tình Covid đang diễn biến phức tạp, Sunjin gửi đến khách hàng thông điệp “5K” từ Bộ y tế, mong khách hàng có thể chú ý tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình; góp phần bảo vệ cộng đồng.
Khuyến cáo “5K” từ Bộ y tế
Sunjin đồng hành cùng khách hàng vượt qua dịch bệnh.
Nhãn