Trước tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra nhận định: Bất ổn sẽ làm ảnh hưởng lớn tới thương mại thịt toàn cầu, giá thực phẩm trong đó thịt heo có thể tăng cao hơn.

Trước tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra nhận định: Bất ổn sẽ làm ảnh hưởng lớn tới thương mại thịt toàn cầu, giá thực phẩm trong đó thịt heo có thể tăng cao hơn.

Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam. Trong năm 2021, chỉ tính riêng Miratorg Holding, đã xuất 40.000 tấn thịt lợn sang Việt Nam chiếm tới 33% thị phần. Những tác động tiêu cực từ những lệnh trừng phạt với chiến sự với Ukraine nhiều khả năng Nga sẽ cấm xuất khẩu thịt bò và thịt heo, tăng dự trữ thịt gà trong trong tương lai để giữ lại tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh đó, Ukraine là một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu thế giới. Dự kiến quốc gia này cũng sẽ giữ nguồn cung cấp thịt tại thị trường trong nước để đảm bảo nguồn cung lương thực cho cả quân đội và người dân. Điều này khiến các nước đang có thương mại nhập khẩu với Nga và Ukraine thiếu hụt nguồn hàng dẫn tới giá cả leo thang.

Tuy nhiên theo Tổng cục Hải Quan, 2022 Việt Nam đã giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Nga chuyển sang nhập khẩu thịt từ Ấn Độ và ngành chăn nuôi Việt Nam đủ khả năng cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy xung đột giữa Nga – Ukraine không ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn cung các loại thịt  trên thị trường nước ta. 

Mặt khác, cuộc chiến đã và đang tác động trực tiếp tới ngành nông nghiệp và cung ứng lương thực toàn cầu. Khi mà Nga là nước đứng đầu về xuất khẩu khí đốt và đứng thứ 2 về dầu mỏ, Ukraine là nước xuất khẩu ngô và lúa mì lớn thứ 4 thế giới. Hai nước này cung cấp tới 29% tổng lượng lúa mì và 75% lượng dầu hạt hướng dương xuất khẩu toàn cầu. Đứt gãy chuỗi cung ứng cùng thiếu hụt nguồn cung khiến giá các nguyên liệu đầu vào như lúa mì, ngô… đã tăng lên 10-20%, phân bón tăng trên 20%,…trong thời gian gần đây, gây nhiều ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Năm 2022, thị trường chăn nuôi dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức bởi giá thành sản phẩm nguyên liệu TACN ở mức cao và diễn biến phức tạp của dịch ASF cùng các dịch bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tối ưu hóa năng suất càng đóng vai trò cấp thiết. Sunjin đã và đang tiếp tục đồng hành cùng khách hàng, đem tới những giá trị khác biệt, cùng trang trại phát triển chăn nuôi bền vững.

Tổng hợp, biên tập bởi Sunjin Việt Nam