Số E06 – 06/2021

TIN TỨC SUNJIN

Số E06-06/2021

Tình hình xuất khẩu tôm Việt 5 tháng đầu năm & cơ hội mới

            Giá trị xuất khẩu tôm tháng 5 đạt 375 triệu USD tăng 25% so với tháng 4, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020.Tổng giá trị tích lũy đến hết tháng 5 đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.

(Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing team)

            Những tháng đầu năm tình hình xuất khẩu tôm Việt vẫn rất tích cực. Đặc biệt thời gian gần đây nhiều nước như Mỹ hay các nước EU đang đẩy mạnh tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19  nhằm dở bỏ các lệnh hạn chế, khôi phục kinh tế đang mở ra cơ hội cho xuất khẩu Việt khi đã có sẵn cơ hội từ các FTA. Theo các doanh nghiệp, tôm Việt đang có cơ hội lớn để tăng thị phần tại thị trường Mỹ, khi Ấn Độ bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nề và Trung Quốc bị giảm xuất khẩu do chiến tranh thương mại Mỹ -Trung. Theo dữ liệu từ Tradesparq – một nhà cung cấp dữ liệu hải quan từ Trung quốc cho biết:  phần lớn các nhà xuất khẩu tôm đến từ châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam (trên 48%). Việt Nam có gần 100.000 giao dịch xuất khẩu trong năm 2020-2021. Trong đó, thị trường xuất khẩu phân bố khá đều cho Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Thị trường xuất khẩu tôm thế giới 2020-2021  

Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam 2020-2021

(Nguồn: Tradesparq/OceanB2B)

Tình hình giá tôm nguyên liệu trong nước

            Từ tình hình trên, nhiều chuyên gia dự đoán xuất khẩu quí II sẽ tiếp tục tăng. VASEP cũng dự báo, xuất khẩu thủy sản trong quý II/2021 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng khoảng 10%. Trong đó, mặt hàng tôm được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan 10%, đạt 980 triệu USD. Nếu tình hình xuất khẩu vẫn tích cực, giá tôm thẻ trong nước có thể giữ mức ổn định khoảng 85.000 đồng/kg tôm cỡ 100 con và tăng trở lại vào dịp cuối năm. Tuy giá tôm thẻ hiện tại vẫn không cao như thời điểm tháng tư, nhưng cũng không quá thấp như một số thời điểm những năm trước ( có lúc dưới 70.000 đồng/kg) nên nếu tôm tăng trưởng tốt đạt đầu con người nuôi vẫn có lời.

Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg (2019 – 2021)    

Giá tôm càng xanh cỡ 10 con/kg (2020 – 2021)

(Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing team)

            Về tình hình giá tôm càng xanh lại không được khả quan do tôm càng chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Thời điểm hiện tại, dưới tác động của COVID giá tôm càng vẫn đang ở mức thấp. Tuy nhiên nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong thời gian tới, giá tôm càng có thể phục hồi trở lại.

Chuyên mục kỹ thuật – quản lý khí độc trong ao tôm

            Hiện nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh dẫn đến hàm lượng khí độc NH3, NO2, và H2S trong môi trường nước ao nuôi tăng cao và vượt ngưỡng cho phép của Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Nước Nuôi Trồng Thủy Sản.

1/ Amoniac (NH3):

            Hàm lượng khí độc NH3 trong ao nuôi tôm chủ yếu do thức ăn dư thừa và quá trình bài tiết của tôm. Sự tồn tại của NH3 trong môi trường nước ao tôm gây ức chế quá trình đào thải NH3 của cơ thể và sự ứ đọng NH3 trong cơ thể sẽ gây ngộ độc cho vật nuôi từ sốc môi trường đến nặng và có thể chết. Khi tôm bị ngộ độc NH3 thì lượng NH3 trong máu sẽ tăng lên ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Hàm lượng amonia tổng số (TAN) thích hợp cho ao nuôi tôm từ 0,2 – 2,0 mg/L. Amonia tồn tại trong môi trường nước ở hai dạng NH4+ (dạng ion) và NH3 (dạng không ion). Hàm lượng NH4+ không gây độc cho tôm cá trong khi đó dạng NH3 sẽ gây độc và hàm lượng amoniac (NH3) trong nước ao phải nhỏ hơn 0,1 mg/L (Boyd, 1998; Chanratchakool, 2003). Amoniac (NH3) là dạng khí dễ bị thoát ra ngoài môi trường dưới sự tác động của quạt nước trong ao và chuyển hóa thành dạng NH4+ (Chanrathakool và ctv, 1995). Độ độc của TAN tùy thuộc vào pH nước ao, khi pH càng cao thì khí nitơ tồn tại dạng NH3 càng nhiều. Nếu nhiệt độ nước ao cao, hàm pH cao và hàm lượng oxy hòa tan thấp thì độ độc của NH3 càng cao.

2/ Nitrite (NO2):

            Nitrite (NO2) là hợp chất nitrogen gây độc cho các động vật thủy sản, khi nồng độ nitrite cao sẽ kết hợp với hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu khiến tôm bị ngạt. Khi hàm lượng oxy trong máu không đủ tôm sẽ yếu, sức đề kháng giảm dẫn đến tôm dễ mắc bệnh hoặc chết do sốc môi trường. Nồng độ nitrite trong ao nuôi tôm an toàn cho tôm phải nhỏ hơn 0,23 mg/L (Whetstone và ctv, 2002). Khả năng gây độc cho tôm của NO2 phụ thuộc vào độ mặn (hàm lượng Cl-) (Boyd, 1998). Khi độ mặn trong nước ao trên 15 phần ngàn (ppt) thì nồng độ nitrite tối đa cho phép nhỏ hơn 10 mg/L, nếu độ mặn thấp hơn 15 ppt thì nồng độ nitrite tối đa cho phép chỉ 5 mg/L (Robertson, 2006; Samocha, 2019). Chỉ số nitrite trong ao nuôi được khuyến cáo càng thấp sẽ tốt cho tôm thi ở giai đoạn lớn.

3/ Hydro sulfua (H2S):

            Khí hydro sulfua (H2S) sinh ra do sự phân hủy của các vi sinh vật đối với các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, đặc biệt trong điều kiện thiếu oxy. Khi tôm cá bị ngộ độc H2S thì sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và tuần hoàn, ức chế quá trình phân tách oxy ra khỏi tế bào máu dẫn đến thiếu oxy, gây chết cho vật nuôi. Hàm lượng H2S thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển phải ở mức không phát hiện thấy trong nước ao (Boyd, 1992). Theo Chen (1990), H2S với hàm lượng 0,0003 mg/L đã gây độc cho tôm cá nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng hàm lượng H2S tối ưu phải nhỏ hơn 0,005 mg/L (Samocha, 2019), trong khi đó hàm lượng H2S tối ưu cho sự sinh trưởng của tôm sú là nhỏ hơn 0,1 mg/L (Robertson, 2006). Tuy nhiên, hàm lượng này tùy thuộc vào pH nước ao, nếu pH nước ao cao thì hàm lượng H2S thấp và ngược lại pH thấp thì hàm lượng H2S sẽ cao.

            Để tránh hiện tượng ngộ độc NH3, NO2, H2S cho tôm nuôi chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:

  1. Nuôi với mật độ thích hợp nhằm giảm lượng ô nhiễm hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo tàn…
  2. Duy trì mật độ tảo có lợi (tảo khuê, tảo lục) và pH nước ao từ 7,5 – 8,5 để hạn chế sự chuyển đổi giữa các dạng khí nitơ khác nhau.
  3. Tăng cường hệ thống quạt, sục khí để khí độc có thể thoát ra ngoài.
  4. Định kỳ sử dụng một số chất có tính oxy hóa cao như Iodine, BKC, H2O2 để khử NH3, NO2, H2S. Có thể dùng thuốc tím KMnO4 để khử H2S khi tẩy dọn, sau đó rửa đáy ao nhiều lần cho hết MnO2
  5. Khi tôm có dấu hiệu ngộ độc NH3, NO2, H2S, có thể thay nước khẩn cấp sau đó tìm cách khử nguồn sinh ra khí độc trong ao nuôi.
  6. Định kỳ 5 – 7 ngày sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nhóm vi khuẩn tự dưỡng có khả năng oxy hóa chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng khí CO2 làm nguồn carbon cho quá trình sinh tổng hợp. Nhóm vi khuẩn này gồm có vi khuẩn nitrite hóa, vi khuẩn lưu huỳnh…

            Quá trình tự dưỡng của vi khuẩn nitrite hóa (Nitrosomonas và Nitrobacter) như sau:     

 Vi khuẩn lưu huỳnh và vi khuẩn tía không lưu huỳnh (Rhodobacter, Rhodopseudomonas). Các vi khuẩn lưu huỳnh có khả năng tham gia vào phân hủy vật chất hữu cơ, chịu được pH thấp và có thể oxy hóa H2S trong nước thành axit sulfuric (H2SO4), làm thức ăn cho các phiêu sinh động vật hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao tôm.

            Lưu ý: khi sử dụng các chế phẩm sinh học nên sử dụng phối hợp với YUCCA để tăng hiệu quả sử dụng của các chủng vi sinh có lợi.

Sunjin đồng hành cùng khách hàng phòng tránh COVID:

            Khuyến cáo khách hàng tuân thủ quy định 5K của Bộ y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như xã hội. Hãy cài ứng dụng:

–  Bluezone để truy vết nhanh những người có nguy cơ lây nhiễm COVID, đồng thời cảnh báo nếu người dùng tiếp xúc gần với người nhiễm virus corona.

– NCOVI để khai báo y tế tự nguyện, góp phần phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Sunjin đồng hành cùng khách hàng – nuôi dưỡng những giấc mơ.

Related Products 1

See all
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact