Năm 2020, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh mờ đục (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm ở Trung Quốc với đặc trưng chết cấp tính 100% sau vài ngày phát hiện triệu chứng như thân trở nên mờ đục, hoặc trong mờ, tốc độ lây lan nhanh vô cùng. Bệnh thường xuất hiện tôm giống từ PL4 – PL7 với khả năng lây nhiễm rất nặng.

Tôm bị bệnh mờ đục có các dấu hiệu lâm sàng giống nhau như: gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu và đường tiêu hóa trống rỗng, làm cho cơ thể trở nên trong suốt và mờ đi; do đó, những cá thể bị bệnh này được nông dân địa phương đặt tên là “ấu trùng trong suốt” hoặc “ấu trùng thủy tinh”.

Nguyên nhân:

TPD là một bệnh vibrio mới xảy ra ở giai đoạn PL của L. vannamei. Vibrio parahaemolyticus mới (Vp -JS20200428004-2) được suy luận là tác nhân gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt TPD.Tác nhân gây bệnh mới cho thấy độc lực cao đối với tôm thẻ giai đoạn hậu ấu trùng và có thể gây ra những thay đổi mô bệnh học cấp tính, nghiêm trọng ở gan tụy và ruột giữa của tôm.

Triệu chứng:

Dấu hiệu lâm sàng của tôm nhiễm TPD: Gan tụy và đường tiêu hóa của tôm hậu ấu trùng nhợt nhạt và không màu (ảnh a bên dưới). Số lượng lớn các cá thể tôm bị chìm xuống đáy bể nuôi do bệnh gây ra sự giảm sút khả năng bơi lội.

Các dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng bị ảnh hưởng bởi Bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD). Hình a: Tôm thẻ được thu thập từ các bể ương tôm post bị bệnh TPD. Hình b: Tôm thẻ từ thử nghiệm ngâm nước. Tất cả con tôm đều ở giai đoạn PL7 và chiều dài cơ thể xấp xỉ 0,6–0,9 cm. Tôm bệnh TPD (biểu thị bằng các mũi tên màu trắng) với gan tụy bất thường và hoại tử đường tiêu hóa.

Phân tích mô bệnh học

Kiểm tra mô bệnh học của các cá thể bị nhiễm bệnh tự nhiên cho thấy rằng có sự hoại tử, cũng như bong tróc của các tế bào biểu mô xảy ra trong ống gan tụy và ruột giữa (Hình 2). Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, ít có sự hoại tử của các tế bào biểu mô ở ống gan tụy (Hình 2a, b) nhưng lại rất nghiêm trọng ở giữa giai đoạn giữa (Hình 2e). Các dấu hiệu điển hình của sự xâm nhập vi khuẩn đáng kể cả trong ống lumen của gan tụy và ruột giữa có thể được quan sát thấy trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (Hình 2c, d, f).

Mặt cắt mô học của tôm nhiễm bệnh tự nhiên trong các bể nuôi tôm post. (a, b) Giai đoạn đầu với sự phá hủy gan tụy. Hoại tử nhẹ của các tế bào biểu mô (ECs) của gan tụy (HP), đặc biệt là các EC trong các hộp chấm cho thấy nhân tế bào sẫm màu, nhỏ và đặc hơn. Sự xâm chiếm của vi khuẩn (BC) trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm được đánh dấu bằng mũi tên đen. Bong tróc của tế bào biểu mô gan tụy (mũi tên màu trắng). (e, f) Ruột giữa đường tiêu hóa có biểu hiện hoại tử (hộp chấm) và bong tróc tế bào biểu mô của đường tiêu hóa (mũi tên trắng).

Sự xâm chiếm của vi khuẩn trong gan tụy HP của tôm hậu ấu trùng bị nhiễm bệnh trong tự nhiên tại các bể nuôi tôm post dưới kính hiển vi. Hình b là ảnh hiển vi được phóng đại của khu vực trong khung màu đen ở hình a.

Phòng trị

Đây là một mầm bệnh mới nổi do đó chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số nông dân nuôi tôm ở Trung Quốc nhận thấy rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh mờ đục ở tôm.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC (Sunjin)

Related Products 1

See all
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact
Super One

Super One

Contact