2021 – Một năm đầy thách thức nhưng vẫn “ về đích”
10 sự kiện nổi bật của năm 2021
Chuyên mục kỹ thuật – Biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi

TIN TỨC SUNJIN

Số E01 – 01/2022

2021 – Một năm đầy thách thức nhưng vẫn “ về đích”

            Với ngành tôm Việt mà nói 2021 có lẽ là 1 năm quá nhiều khó khăn và biến động. Nếu giai đoạn đầu năm, kết quả của con tôm Việt được xem là những bước khởi đầu suôn sẻ cho cả năm. Thì từ cuối tháng 7, khi dịch bệnh Covid – 19 bắt đầu bùng phát ở tỉnh phía Nam và cả nước phải áp dụng hàng loạt các biện pháp phòng dịch thì ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng dần rơi vào trạng thái tê liệt. Sau nhiều nỗ lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho toàn ngành cũng như ngăn chặn dịch bệnh, từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 ngành tôm đã dần phục hồi và trở lại quỹ đạo vốn có. Đặc biệt, giai đoạn về gần cuối năm nhiều doanh nghiệp đã tăng tốc để kịp về đích. Có thể thấy, dù đối mặt với nhiều khó khăn, con tôm Việt đã bứt phá để về đích thành công.

Diện tích và sản lượng tôm nuôi năm 2021

(Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

            Về xuất khẩu, dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, con tôm Việt cũng đã xuất sắc về đích với hơn 3,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu tăng gần 4% so với năm 2020. Tôm vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của ngành nông, lâm nghiệp & thủy sản của Việt Nam. 

10 sự kiện nổi bật của năm 2021 (Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Chuyên mục kỹ thuật – Biện pháp kiểm soát Vibrio trong ao nuôi

        Vibrio spp là nhóm vi khuẩn cơ hội tồn tại song song với vi khuẩn có lợi trong ao nuôi và mật độ tăng dần theo thời gian thả nuôi. Khi tôm nuôi gặp điều kiện bất lợi về môi trường sống, về dinh dưỡng,về sự tích lũy vật chất hữu cơ…thì Vibrio spp sẽ tấn công và gây bệnh trên tôm nuôi. Các loại Vibrio spp gây bệnh thường gặp là: Vibrio parahaemolyticus gây bệnh gan tụy cấp tính (AHPDN) và bệnh chết sớm (EMS); Vibrio Harvey gây bệnh phát sáng;  Vibrio vulnificusVibrio cholerae gây bệnh đường ruột trên tôm chủ yếu là bệnh phân trắng; Vibrio. alginolyticus; Vibrio. anguillarum; Vibrio. ordalii;

        Để kiểm soát sự hiện diện, quản lí mật độ Vibrio spp trong ao nuôi tôm và tránh gây thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh mà Vibrio spp gây ra người nuôi cần áp dụng thực hiện những biện pháp an toàn sau:

  1. Thực hiện biện pháp an toàn sinh học:
  • Thường xuyên khử trùng dụng cụ nuôi bằng Iodine.
  • Khử trùng người và tay chân bằng cồn 70 oC trước khi ra vào ao nuôi.
  • Lắp đặt các thiết bị khử trùng ở lối vào trang trại, bao gồm: bồn rửa tay, hố thuốc tím để khử trùng khi xe đi qua.
  • Đảm bảo mọi người mang ủng khi vào hoặc làm việc tại trang trại. Ủng phải được phân loại màu theo từng khu vực làm việc để tránh nhầm lẫn.
  • Nên sử dụng ao lót bạt, bằng vật liệu như HDPE.
  • Phơi khô đáy ao bằng CaO và khử trùng ao nuôi trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

Hố khử trùng trước khi ra vào trại và khu nuôi (nguồn: Sunjin)

2. Lựa chọn thả tôm giống sạch bệnh SPF:

  • Tôm giống sạch bệnh – SPF (Specific Pathogen Free): là tôm không mang các mầm bệnh nguy hiểm do virus gây ra (như hội chứng đốm trắng (WSSV), hội chứng Taura (TSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV)), tác nhân vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, và tác nhân là nội ký sinh trùng như EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)…
  • Tôm giống sạch bệnh SPF chỉ được sản xuất ở những cơ sở nuôi uy tín và đảm bảo an toàn sinh học. Tôm bố mẹ phải trải qua quá trình kiểm dịch, cách ly và sàng lọc bệnh nghiêm ngặt và được nuôi dưỡng trong môi trường đảm bảo không bị nhiễm bệnh đến khi cho sinh sản. Thông qua việc sử dụng rất nhiều các qui tắc quan trắc và phát triển số lượng nghiêm ngặt.

3. Kiểm soát và khống chế mật độ Vibrio trong ao nuôi tôm:

Kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm

  • Định kì 3-5 ngày tiến hành kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao, trong gan và ruột tôm nuôi để đánh giá sự hiện diện và phát triển của vi khuẩn Vibrio. Qua đó, xây dựng quy trình phòng và xử lý vi khuẩn Vibrio hiệu quả. Mật độ Vibrio tổng số tồn tại trong nước ao nuôi không được vượt 103 CFU/mL – 104 CFU/mL. Mật độ Vibrio tổng số trong ruột tôm không quá 105 CFU/g. Kết quả kiểm tra mật độ Vibrio spp trong nước và trong tôm sau khi cấy trên đĩa Chrom được xem là an toàn đối với tôm nuôi khi sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus (khuẩn lạc màu tím hoa cà) không vượt quá 100 CFU/mL (10 khuẩn lạc trên đĩa); khuẩn Vibrio vulnificus/Vibrio cholera (khuẩn lạc màu xanh) không vượt quá 400 CFU/mL (40 khuẩn lạc trên đĩa); Vi khuẩn V. alginolyticus (màu trắng) không vượt quá 1.000 cfu/mL (100 khuẩn lạc trên đĩa)

 Kết quả kiểm tra Vibrio spp trong ngưỡng an toàn (Nguồn Sunjin)

Kết quả kiểm tra Vibrio spp vượt ngưỡng an toàn (Nguồn Sunjin)

Khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm:

  • Định kì 5-7 ngày nên bổ sung hệ vi sinh có các chủng Lactobacillus acidophilus, Bacillus licheniformis, B. thuringiensis, B. subtilis…. để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm. Các men vi sinh này có thể hòa với nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tùy quy cách đóng gói của từng loại vi sinh mà người nuôi có thể sử dụng trực tiếp đối với dạng lỏng chủ yếu là dòng vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa hoặc dạng ủ để tăng sinh khối đối với dạng bột chủ yếu là dòng vi sinh xử lí nước. Ngoài ra, khi sử dụng vi sinh người nuôi cần chú ý phương pháp ủ vi sinh của từng loại vi sinh khác nhau: Ủ yếm khí (không cần sục khí) hoặc ủ với mật rỉ đườngtrang bị hệ thống sục khí.
  • Trong suốt vụ nuôi người nuôi cần phải có biện pháp để giảm bớt sự tích lũy vật chất hữu như: Điều chỉnh tốt lượng ăn theo sự phát triển và sức khỏe tôm nuôi; Định kì 7-14 ngày nên diệt khuẩn ao nuôi; Để vụ nuôi tôm được thuận lợi và thành công thì trong trại nuôi nên có sẵn nguồn nước dự trữ phục vụ cho việc thay nước. Đây là cách xử lý hiệu quả không để nước ao nuôi quá dơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio gây bệnh có cơ hội phát triển và gây thiệt hại cho ao tôm nuôi