Nắng nóng gây gắt làm mực nước trong ao nuôi giảm thấp do nước bốc hơi nhanh, làm độ mặn trong ao tăng cao. Đồng thời, do đang vào đầu mùa mưa nên đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn làm ao nuôi tôm có nhiều biến động: pH, kiềm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, nước phân tầng, … đó là những nguyên nhân dẫn đến tôm stress, tôm yếu, giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh. Tôm sinh trưởng, phát triển tốt trong điều nhiệt 26-32oC. Khi nhiệt độ quá cao trên 33oC, hàm lượng oxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều oxy dẫn đến tôm dễ bị nổi đầu, thiếu oxy vào ban đêm. Đặc biệt sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, yếu ớt, ao tôm bị hao hụt nhiều, …
Khi nhiệt độ tăng cao chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, tôm hoạt động nhiều, dẫn đến mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, lượng chất thải nhiều hơn. Môi trường phú dưỡng hơn, các loại tảo gây hại phát triển với mật độ dày, đặc biệt là tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta), chúng sẽ tiết ra độc tố gây hại cho tôm.… màu nước trở nên đậm dễ dẫn đến tảo tàn, sẽ xảy ra các vấn đề: thiếu oxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc: H2S, NO2, CO2, NH3… tôm ăn phải tảo độc (tảo lam, tảo roi đỏ, tảo giáp, …) các chất độc sẽ ảnh hưởng đến khối gan tụy, thành ruột của tôm có thể gây chết tôm hàng loạt.
Từ đầu năm đến nay, trình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài nhiệt độ đang mức cao, gây ra nhiều biến động đến môi trường ao nuôi tôm: biến động nhiệt độ nước, pH, độ mặn trong ao, … Những biến động thời tiết làm cho tôm nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu. kèm các cơn mưa rào đột ngột, các yếu tố bất lợi môi trường làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.
Các yếu tố môi trường ao nuôi tôm càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa. Nước mưa cuốn trôi các chất thải, phèn trên bờ xuống ao gây ra hiện tượng phân tầng nước, pH sụt giảm, tảo tàn, khí độc tăng… Đồng thời, các yếu tố môi trường bị thay đổi đột ngột làm cho quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng nhanh sinh ra nhiều chất dinh dưỡng là điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, tôm rất dễ mắc bệnh phân trắng do ăn phải tảo độc (tảo lam, tảo roi đỏ, tảo giáp, …) gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm làm tôm chết hàng loạt.
Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ, phát sinh dịch bệnh: bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy, VpTPD, bệnh hoại tử gan tụy, … gây ra nhiều thiệt hại trong quá trình nuôi tôm.
Nguồn: VTS
Nuôi tôm mùa nắng nóng cần lưu ý các giải pháp chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng để hạn chế thiệt hại, nâng cao năng suất tăng lợi nhuận.
Chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng
Đảm bảo ao nuôi ít biến động nhiệt nên duy trì mực nước trên 1.5m, hạn chế sự phân tầng nhiệt độ ngày và đêm giúp tôm ít bị sốc khi môi trường nước thay đổi. Thường xuyên kiểm tra các hệ thống cung cấp oxy: hệ thống sục khí, quạt nước, … đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi, duy trì mức oxy trên 4ppm. Đảm bảo sự luân chuyển, đảo nước từ tầng mặt đến tầng đáy hạn chế sự phân tầng nhiệt độ. Che lưới lan chống nóng cho tôm làm giảm lượng nhiệt và ánh sáng chiếu trực tiếp lên mặt ao, đồng thời làm chậm tốc độ phát triển của tảo.
Điều chỉnh giảm lượng thức ăn cho tôm vào cử trưa nắng hạn chế dư thừa thức ăn, tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Khi thời tiết nắng nóng đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn đột ngột làm cho môi trường nước thay đổi trong cơn mưa hoặc sau cơn mưa cần bón 40kg/1000m3 vôi CaCO3.
Hàng ngày quan sát tôm liên tục, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường: pH, kiềm, oxy, khí độc NH3, NO2, …để xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất, kiểm soát tảo và hạn chế khí độc bùng phát trong ao nuôi tôm và cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế những thiệt hại khi nuôi tôm.
Không nên thăm nhá/vó kiểm tra khi trời nắng gắt tôm dễ bị stress …, trong mùa nắng nóng hạn kiểm tra kéo tôm lên khỏi mặt nước tôm dễ bị cong thân, đục cơ. Tôm là động vật biến nhiệt, lại có sức đề kháng kém nên con tôm rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả trong những điều kiện thời tiết nắng nóng kèm mưa đột ngột. Ngoài ra, khi các yếu tố môi trường dao động nhiều, đặc biệt là pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5, kiểm tra tôm bằng vó, nhá, chài thường xuyên sẽ làm tôm búng lên mặt nước nhiều, dẫn đến bệnh cong thân và đục cơ trên tôm.
Nguồn: Internet
Thêm vào đó, khi nhiệt độ nước tăng trên 32 độ C, tôm ít hoạt động, ngừng ăn và vùi mình xuống bùn, do đó tôm rất dễ hít phải các loại khí độc hại và bị bệnh đóng rong, đen mang.
Bên cạnh đó, Người nuôi tôm công nghiệp cần phải có hệ thống ao trữ – ao lắng. Ao không chỉ để cấp nước lúc cần thiết mà còn là nơi cắt đứt mầm bệnh lây lan từ bên ngoài khi vùng nuôi có dịch bệnh xảy ra. Cần phải xử lý nước ở ao lắng trước khi dẫn vào ao nuôi tôm bằng các sản phẩm diệt khuẩn, diệt tảo và sau khi khử trùng nên tiến hành cấy lại vi sinh bằng các chế phẩm sinh học.
Nguồn: Internet
Người nuôi tôm cần chú ý theo dõi thường xuyên về các yếu tố môi trường cũng như hoạt động của con tôm và đề phòng tôm bị sốc khi môi trường thay đổi đột ngột. Đồng thời, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong thức ăn, vitamin C, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho con tôm. Và cố gắng duy trì mực nước trong ao tối thiểu là 1 mét để đảm bảo độ ổn định của nhiệt độ nước trong ao.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản – AIC (Sunjin)
Nhãn
Tin tức liên quan