Động vật Thân mềm Mollusca (Ngành thân mềm còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Ngành Thân mềm có độ đa dạng cao, về kích thước, về cấu trúc giải phẩu học, về ứng xử và môi trường sống. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang, và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất trong tổng số loài động vật thân mềm.
Các loài nhuyễn thể phổ biến trong ao tôm là những loài động vật không xương sống có thân mềm, có thể có bao bọc bởi lớp vỏ bao gồm: Ốc, hến, chem chép, trai, hàu, vẹm… loài nhuyễn thể không có vỏ: sứa… Ngoài ra, còn có một số loài nhuyễn thể khác có thể xuất hiện trong ao tôm, chẳng hạn như giun nhiều tơ, giun tròn, ấu trùng muỗi.
Một số loài nhuyễn thể thường gặp
Tác hại của nhuyễn thể trong ao nuôi tôm
- Cạnh tranh khoáng chất, dinh dưỡng với hệ tảo bằng cách lọc, cơ thể thông qua các tiêm mao làm hạn chế tảo phát triển, khó gây màu nước, dẫn đến nước trong, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho rong phát triển.
- Cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm.
- Hấp thu khoáng chất, hàm lượng là canxi (Ca2+) bị mất, làm nước trong và giảm độ kiềm, tôm dễ cong thân, đục cơ và khó lột xác.
- Hai mảnh vỏ còn là một trong những nguồn mang mầm bệnh gây cho tôm nuôi, nếu tôm ăn phải chúng sẽ gây bệnh đường ruột cho tôm vì trong những loài này hàm lượng kim loại nặng, chúng ăn lọc tảo xấu và đặc biệt là mang vi khuẩn Vibrio rất cao. Chúng giúp bệnh lây lan nhanh và tồn tại trong ao qua nhiều vụ nuôi.
- Là vật trung gian truyền bệnh: Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cho tôm, chẳng hạn như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ, bệnh chậm lớn do EHP …
- Ngoài ra, một số loài nhuyễn thể như sứa, có thể gây hại cho tôm bằng cách tiết ra chất độc. Chất độc này có thể khiến tôm bị ngộ độc, chậm lớn và giảm năng suất.
Nguyên nhân nhuyễn thể xuất hiện trong ao nuôi
Trong quá trình cấp nước: trứng và ấu trùng của ốc đinh và những loài động vật 2 mảnh vỏ sẽ vào trong ao (khi cấp nước không sử dụng túi lọc), gặp điều kiện môi trường thuận lợi những loài này sẽ phát triển.
Lây từ ao này sang ao khác, từ các trại lân cận (khi trại nuôi không áp dụng an toàn sinh học): Những dụng cụ dùng để thu có thể được sử dụng từ ao này sang ao khác, có những ao đã nhiễm và chưa qua xử lý diệt khuẩn các dụng cụ đó. Khi di chuyển từ ngoài vào trại mà không tuân thủ các quy định an toàn sinh học.
Cải tạo ao chưa tốt, còn sót lại ấu trùng của nhuyễn thể từ vụ trước.
Một số hình ảnh nhuyễn thể trong ao
Một Số Phương Pháp Loại Bỏ Nhuyễn Thể
Để hạn chế tác hại của những loài này trong ao tôm, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và diệt nhuyễn thể phù hợp. Nếu chúng xuất hiện với số lượng ít, bà con có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc sinh học. Ngược lại, nếu xuất hiện với số lượng lớn, bà con cần sử dụng phương pháp hóa học.
Biện pháp phơi nắng ao – đáy ao và vớt bỏ nhuyễn thể trong hệ thống ao (ao lắng đến ao nuôi) là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất để loại bỏ nhuyễn thể hoặc dùng sinh vật ăn nhuyễn thể.
Trong quá trình cải tạo, trước mỗi vụ nuôi nên sên vét lại đáy ao để loại bỏ bùn – nhuyễn thể trong hệ thống ao. Trong quá trình lấy nước vào hệ thống ao nên sử dụng các loại lưới lọc để loại bỏ nhuyễn thể và ấu trùng nhuyễn thể.
Nếu nhuyễn thể phát triển quá mức sử dụng hoá chất để diệt nhuyễn thể Có nhiều loại hoá chất dùng để diệt nhuyễn thể: như Aquabosso. Phèn Xanh (đồng sunfat – CuSO4), …
Để đạt hiệu quả nên kết hợp các phương pháp phòng và diệt nhuyễn thể. Sử dụng hóa chất là biện pháp diệt nhuyễn thể hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng hóa chất đúng liều lượng, đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
Tùy thuộc vào tình trạng nhuyễn thể trong ao nuôi mà chọn phương pháp tiêu diệt phù hợp. Nếu nhuyễn thể ít có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc sinh học. Nhưng xuất hiện với số lượng lớn nên sử dụng phương pháp hóa học
Sử dụng hoá chất đúng liều lượng, đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Đúng thời điểm, tránh diệt nhuyễn thể khi tôm còn nhỏ ảnh hưởng đến môi trường và tôm. Diệt nhuyễn thể triệt để tránh còn sót lại gây ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.
Nguồn: Sunjin – Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Thủy sản AIC
Nhãn
Tin tức liên quan