Tin tức, sự kiện nổi bật
Sunjin đạt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
Ngày 15/12/2023, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 10 Công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2023 và Sunjin Vina vinh dự đạt vị trí Top 7 trong số 10 công ty được vinh danh.
Có được thành tựu này là nhờ vào sự tin tưởng và ủng hộ hết mình từ Quý khách hàng, Quý Đối tác đã dành cho Sunjin trong suốt thời gian qua. Xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý khách hàng, Quý đối tác đã luôn đồng hành và gắn bó cùng Sunjin xuyên suốt hành trình hợp tác và phát triển.
Link tham khảo:
https://toptenvietnam.vn/Top-10-Cong-ty-Thuc-an-chan-nuoi-uy-tin-nam-2023-10730-1067.html.
Tiến hành Lễ ký kết bàn giao mặt bằng dự án Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sunjin
Sáng ngày 21/12/2023, Công ty TNHH Sunjin Vina đã cùng các cơ quan ban ngành tỉnh Hậu Giang tiến hành Lễ ký kết bàn giao mặt bằng dự án Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sunjin.
Với tổng diện tích 2,6 ha đặt tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, dự án Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sunjin hứa hẹn sẽ là một bước đi chiến lược trong công cuộc mở rộng và phát triển mảng kinh doanh thủy sản của Sunjin, đồng thời mang đến nhiều cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Link tham khảo bài viết:
- https://www.baohaugiang.com.vn/video/ky-ket-ban-giao-mat-bang-du-an-nha-may-san-xuat-thuc-an-thuy-san-sunjin-1021.html
- https://vov.gov.vn/hau-giang-xay-dung-nha-may-san-xuat-thuc-an-thuy-san-co-cong-suat-126000-tannam-mobiledtnew-595810
- https://thuysanvietnam.com.vn/cong-ty-tnhh-sunjin-vina-chuan-bi-xay-dung-nha-may-san-xuat-thuc-an-thuy-san-tai-tinh-hau-giang/
Năm 2024: Ngành Thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 9,5 tỷ USD
Theo Cục Thủy sản, ước tính hết tháng 12, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 9,23 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2022). Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 3,8 triệu tấn; sản lượng nuôi, trồng đạt hơn 5,43 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 9,2 tỷ USD. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng tôm (3,45 tỷ USD), cá tra (1,9 tỷ USD), nhuyễn thể (0,8 tỷ USD), cá ngừ (0,9 tỷ USD). Hiện cả nước có hơn 8.000 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản với tổng sản lượng năm 2023 đạt 322 tỷ con.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước đạt 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu m³ lồng nuôi biển. Nuôi nước lợ đạt tổng diện tích khoảng 920 nghìn ha, sản lượng 1,496 triệu tấn, trong đó tôm sú đạt 274 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 845 nghìn tấn. Nuôi thủy sản nước ngọt 380 nghìn ha, sản lượng khoảng 3,122 triệu tấn. Trong đó, diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.700 ha, sản lượng đạt 1,71 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2022. Cá rô phi: diện tích nuôi 30 nghìn ha, sản lượng 270 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2022. Ngoài ra, nuôi hỗn hợp và thủy sản khác đạt diện tích khoảng 344 nghìn ha, sản lượng 1,142 triệu tấn, tăng 1,1%.
Phát biểu tại Hội nghị, Ông Vũ Duyên Hải – Trưởng phòng Khai thác thủy sản cho rằng “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra mục tiêu giảm sản lượng khai thác thủy sản, tăng sản lượng nuôi trồng. Hiện chúng ta đang đi đúng hướng theo hướng giảm dần đội tàu khai thác, cơ cấu lại ngành nghề khai thác phù hợp cùng với các chính sách chuyển đổi nghề khai thác để giảm cường lực khai thác từ đó giảm sản lượng khai thác thủy sản. Mặc dù năm 2023, sản lượng khai thác đã giảm nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu giảm so với kế hoạch đề ra, đây cũng là điều dễ hiểu vì một chủ trương chính sách, chiến lược phát triển lớn mang tính dài hạn của ngành thường có độ trễ nhất định, để đạt mục tiêu đề ra cần có thời gian nhất định.
Cục trưởng Trần Đình Luân chỉ ra rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khó lường hiện nay, xu thế chung của thế giới hiện nay là phát triển xanh, giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Với độ mở và mức độ hội nhập của nền kinh tế của chúng ta ngày càng cao, trong đó, đặc biệt là ngành thủy sản đã hội nhập sâu rộng, muốn phát triển bền vững cần có giải pháp bắt kịp với xu thế phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải. Đề cập những tồn tại, hạn chế của ngành thủy sản, ông Trần Đình Luân cho hay: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quan trắc môi trường còn thiếu, chưa đồng bộ; Công tác bảo quản sản phẩm chưa cải thiện. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản chưa được nhiều, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản chưa được chặt chẽ. Nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm, giá bán sản phẩm giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm theo.
Trên cơ sở phân tích dự báo và đánh giá nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong năm 2024, ngành thủy sản đã đặt ra mục tiêu, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,3 triệu ha. Tổng sản lượng thủy sản hơn 9,27 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hơn 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 5,6 triệu tấn (tăng 5% so với ước năm 2023). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 9,5 tỷ USD.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả mà ngành thủy sản, Cục Thủy sản đã đạt được trong năm 2023, mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới trong năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản hầu hết các thị trường đều giảm sút. Ngành Thủy sản đã đóng góp rất tích cực trong tỷ trọng tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp nói chung. Thứ trưởng yêu cầu trong thời gian tới, Cục Thủy sản nhanh chóng hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật; triển khai có hiệu quả chiến lược, đề án, chương trình phát triển thủy sản. Bên cạnh đó, hoàn thiện quy hoạch quốc gia về thủy sản để có căn cứ pháp lý và huy động nguồn lực thực hiện. Đồng thời, phải xem xét, đánh giá chiến lược phát triển thủy sản, cơ chế chính sách đã có tác động, tương tác cụ thể như thế nào với chuyển biến của ngành, với thực tế hoạt động tại các địa phương để kịp thời điều chỉnh. Về nuôi trồng thủy sản, cần rà soát kiểm soát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc con giống, thức ăn dinh dưỡng, kiểm soát giá cả vật tư đầu vào phục vụ sản xuất trên tình thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Đặc biệt, cần có giải pháp kiểm soát an toàn sinh học trong nuôi trồng sản xuất thủy sản như trong chống khai thác IUU. Đây là vấn đề rất quan trọng trong thời gian tới, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn, tiêu chuẩn về an toàn sinh học ngày càng khắt khe. Trong việc xây dựng đề án “Xây dựng trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu thủy sản ven biển” phải cụ thể hóa từng vấn đề bằng những số liệu chi tiết, làm cơ sở để nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, đưa ra quyết định đúng đắn. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; ưu tiên bố trí nguồn vốn hiệu quả thiết thực trong từng dự án để nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản
Nhãn
Tin tức liên quan
12 tháng 11 2024
BẢN TIN THỦY SẢN SỐ E11-11/2024
17 tháng 10 2024
CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐẾN THAM QUAN NHÀ MÁY SUNJIN TIỀN GIANG 🎉
16 tháng 10 2024
💥 SUNJIN DREAM CAMP 2024 – DREAM BIG, DO BIG 💥
16 tháng 10 2024